• Trong thời gian sắp tới, những tài khoản đăng thông tin về Casino, cá độ, cờ bạc, hàng giả, hàng nhái, và những mặc hàng trái với pháp luật Việt Nam sẽ bị Ban ( khóa tài khoản và xóa bài đăng ) mà không cần báo trước. Vì vậy, nếu tài khoản của bạn có những nội dung trái pháp luật, vui lòng xóa những tin đó hoặc bị Ban ( khóa tài khoản ). Cảm ơn các bạn đã sử dụng website.
shopee sale

TPHCM Tê tay chân ở trẻ em do thiếu chất hay bệnh lý?

An Đông

Thành viên cấp Sắt
Tham gia
4 Năm
Bài viết
159
Tuổi
27
Nếu các mẹ nghĩ bệnh lý về xương khớp chỉ xảy ra ở những người cao tuổi thì đó là hoàn toàn sai lầm. Tình trạng tê tay chân ở trẻ em không đơn thuần chỉ là thiếu hụt chất dinh dưỡng mà còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm mà mẹ cần lưu ý.

Nguyên nhân tê tay chân ở trẻ em là gì?

Tình trạng tê tay chân ở trẻ em xảy ra khá phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tê tay chân ở trẻ em. Các chất dinh dưỡng đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: Canxi, sắt, kali, photpho, magie, vitamin B12,...khi bị thiếu hụt sẽ khiến cho hoạt động của hệ cơ xương khớp suy yếu, gây đau nhức, tê tay chân.

Quá trình phát triển của xương khớp: Trẻ em đang trong độ tuổi phát triển, nếu cấu trúc xương khớp thay đổi liên tục với tốc độ nhanh sẽ dẫn đến tê tay chân ở trẻ em.

Thừa cân, béo phì: Trẻ em bị thừa cân là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý. Đặc biệt, cân nặng quá mức sẽ dồn nén sức ép lên khớp xương, từ đó, khiến tay chân tê bì.


wlR3S6N.jpg


Hoạt động sai tư thế: Trẻ nằm, ngồi đứng quá lâu, tham gia các hoạt động sai tư thế, lười vận động,...khiến việc lưu thông máu gặp trở ngại gây co cứng, tê tay chân.

Chấn thương: Các chấn thương liên quan đến tay, chân khiến trẻ bị trật khớp, gãy chân tay, gây đau nhức, tê tay chân,...

Các bệnh lý về xương khớp: Tê tay chân ở trẻ em có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về xương khớp như: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp, thấp khớp,...

Tê tay chân ở trẻ em có nguy hiểm không?

Tê tay chân ở trẻ em nếu xảy ra do sự tăng trưởng về xương khớp hay do vận động sai tư thế thì thực chất không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tê tay chân xảy ra do nguyên nhân bệnh lý thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời, phòng những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Bệnh thấp khớp ở trẻ em có thể gây biến chứng đến tim và gây tê nhức chân tay kéo dài dẫn đến suy nhược cơ thể, làm giảm khả năng vận động của trẻ, chức năng của tay, chân bị hạn chế.


qTp9mJa.jpg


Ngoài ra, nếu không được điều trị, tình trạng tê tay chân ở trẻ em sẽ gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh hoạt hằng ngày của trẻ.

Cách điều trị tê tay chân ở trẻ em

Để điều trị tê tay chân ở trẻ em, bố mẹ cần đưa con đến bệnh viện để thăm khám, tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh để điều trị đúng cách. Ngoài ra, cũng cần kết hợp các biện pháp tại nhà để cải thiện tình trạng cho bé như:

- Xoa bóp thường xuyên, nhẹ nhàng tay và chân cho trẻ.

- Nên cho trẻ tham gia vào các hoạt động thể dục, thể thao để cải thiện xương khớp.

- Nên cho bé mặc quần áo thoải mái, mang giày phù hợp với vận động.

- Cho trẻ bổ sung đủ nước hằng ngày.

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung đầy đủ canxi, magie, sắt, vitamin,...


KqrJ4vZ.jpg


Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bố mẹ biết được nguyên nhân gây tê tay chân ở trẻ em. Ngay khi trẻ xuất hiện các triệu chứng, mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám để tìm ra cách điều trị phù hợp nhất.

PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y AN ĐÔNG tự hào là cơ sở chữa bệnh bằng đông y uy tín nhất Hồ Chí Minh. Trải qua gần 30 năm hoạt động, phòng khám đã chữa trị thành công cho hàng triệu bệnh nhân khắp cả nước. Khi có bất cứ biểu hiện bất thường nào về sức khỏe, bạn hãy gọi ngay tới phòng khám qua hotline miễn phí : 028 6670 9555 hoặc tới trực tiếp phòng khám tại: Số 992 Đường Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, Hồ Chí Minh để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
 

Ứng dụng tiện ích

thiết kế catalogue giá rẻ




Back
Top