• Trong thời gian sắp tới, những tài khoản đăng thông tin về Casino, cá độ, cờ bạc, hàng giả, hàng nhái, và những mặc hàng trái với pháp luật Việt Nam sẽ bị Ban ( khóa tài khoản và xóa bài đăng ) mà không cần báo trước. Vì vậy, nếu tài khoản của bạn có những nội dung trái pháp luật, vui lòng xóa những tin đó hoặc bị Ban ( khóa tài khoản ). Cảm ơn các bạn đã sử dụng website.
shopee sale

Toàn quốc Tê bì chân tay khi mang thai là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?

Nhathuocloiphucduong

Thành viên mới
Tham gia
3 Năm
Bài viết
6
Tuổi
33
te-bi-chan-tay-khi-mang-thai.jpg

Hiện tượng tê bì chân tay khi mang thai là một trong những vấn đề phổ biến mà bà bầu thường gặp phải trong những tháng cuối của thai kỳ. Triệu chứng chân tay tê bì ở bà bầu thường không phải là vấn đề quá nghiêm trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, nhưng nó ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thường ngày của thai phụ.


1. Tê bì chân tay khi mang thai
Bước vào giai đoạn cuối của chu kỳ mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ gặp nhiều thay đổi từ cân nặng, thói quen sinh hoạt, vóc dáng, tinh thần, vóc dáng, mệt mỏi, mất ngủ....Trong đó chứng tê bì chân tay là một trong những hiện tượng phổ biến.

Những triệu chứng tê bì chân tay khi mang thai có thể xuất hiện ở tháng thứ 4 của chu kì thai kỳ, nhưng trường hợp này thường rất ít xảy ra, nếu có thì chỉ là những triệu chứng nhẹ, thoáng qua và nhanh chóng biến mất. Hầu hết, hiện tượng này chủ yếu chỉ xảy ra ở 3 tháng cuối của chu kỳ thai kỳ.

Bà bầu sẽ cảm thấy tê buồn chân tay, cảm giác như hàng ngàn mũi kim châm vào tay, chân khiến mẹ bầu đau nhức, bứt rứt, khó chịu. Đôi khi những cảm giác này có thể chuyển sang dạng nóng rát, đau nhức hoặc gây mất cảm giác ở các vị trí thường bị tê. Ban đầu, tê bì chân tay sẽ bắt đầu ở ngón đeo nhẫn, tiếp đến là ngón cái và sau cùng là ngón giữa, tới cả bàn tay, cổ tay, vùng chân, hay thậm chí có thể lan đến cổ chân hay đùi, hông và thắt lưng. Triệu chứng này lâu dần sẽ tăng mức độ và cường độ theo thời gian, ảnh hưởng không nhỏ tới tinh thần, sức khỏe của các mẹ bầu.

Tình trạng này thường xuất hiện khi mẹ bầu ngồi ở một tư thế quá lâu hoặc đứng quá lâu, cầm nắm đồ vật, dụng cụ quá lâu hoặc khi vừa thức dậy vào buổi sáng. Sự vận động sau đó có thể giúp thai phụ mất đi cảm giác này. Bên cạnh đó, tê bì chân tay khi mang thai còn có thể xuất hiện ở những bộ phận không phải chân tay như lưỡi, mặt, bụng, lưng...

te-bi-chan-tay-khi-mang-thai-1.jpg

2. Phụ nữ mang thai chân tay tê bì nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng chân tay tê bì khi mang thai là do tình trạn nghẽn ở rãnh tay, khiến các mạch máu không thể lưu thông tốt. Các chi của tay, chân, đầu ngón tay ngón chân và dây thần kinh cũng bị dồn nén quá mức khiến thai phụ có cảm giác bị tê bì, đau nhức. Các nguyên nhân gây tê bì chân tay khi mang thai bao gồm:

2.1. Tê bì chân tay do tăng cân
Khi mang thai mẹ bầu thường tăng cân rất nhanh chóng so với người bình thường, điều này khiến các mạch máu bị chèn nặng nề, kém lưu thông ép dẫn đến triệu chứng tê bì chân tay. Đặc biệt, vào những tháng cuối thai kỳ, cân nặng của thai phụ đã thay đổi rất nhiều so với khi chưa mang thai nên tình trạng chân tay tê bì ở thời gian này cũng sẽ nghiêm trọng hơn trước. Để cải thiện tình trạng này, mẹ bầu có thể xoa bóp nhẹ nhàng các đầu ngón tay để giảm tình trạng trên.

2.2. Do thiếu chất, thiếu vitamin
Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu khi mang thai là cực kỳ quan trọng và cần thiết. Phụ nữ khi mang thai cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất, vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như magie, canxi, axit folic, các vitamin như B1, B2...Khi cơ thể mẹ bầu bị thiếu các loại vitamin và khoáng chất này sẽ khiến cơ thể thiếu chất, sức đề kháng suy giảm, máu không lưu thông khiến các ngón tay, ngón chân, khớp tay, khớp chân bị tê mỏi.

2.3. Vận động ít
Một trong những lý do thường gặp và khá phổ biến dẫn đến triệu chứng tê bì chân tay khi mang thai đó là lười vận động. Đối với phụ nữ khi mang thai, tình trạng này thường xảy ra nhiều hơn so với người bình thường. Cơ thể đã chịu những thay đổi từ bên trong, cộng thêm sự nặng nề, mệt mỏi khi mang thai sẽ khiến mẹ bầu trở nên lười nhác vận động.

Bên cạnh đó, mang thai những tháng cuối chu kỳ khiến cho việc di chuyển, đi lại, vận động của mẹ bầu trở lên khó khăn hơn. Các vùng ngoại vi của cơ thể như tay, chân không được cung cấp máu linh hoat như khi vận động do sự phát triển của thai nhì đè ép lên hệ động mạch thân dưới, cản trở lưu thông máu khắp cơ thể. Từ đó khiến các triệu chứng tê bì chân tay trở nên nghiêm trọng và phổ biến hơn.

te-bi-chan-tay-khi-mang-thai-2.jpg

2.4. Thay đổi nội tiết tố
Relaxin là một loại hoocmone được tiết ra vào những tháng cuối của chu kỳ mang thai. Nó có tác dụng làm mềm khung xương chậu và khớp để việc sinh nở được dễ dàng hơn cho mẹ bầu. Tuy nhiên, điều này cũng khiến cho thai nhi dễ chèn ép vào các dây thần kinh dẫn đế tê bì và đau nhức các vùng lân cận trong có đó chân tay.

Ngoài ra, các hoocmone trong thời kỳ mang thai cũng có nguy cơ dẫn đến hội chứng ống cổ tay khiến bàn tay và cánh tay của mẹ bầu bị tê nhức. Lượng máu trong cơ thể của mẹ bầu có thể tăng lên đến 50% khiến cho các dây thần kinh ở cánh tay chịu áp lực lớn dẫn đến tê mỏi và đau nhức cánh tay, bàn chân, bàn tay.

2.5. Chân tay tê bì do bệnh lý
Tình trạng tê bì chân tay khi mang thai xảy ra thường xuyên hơn nếu mẹ bầu đang mắc các bệnh lý như:
  • Cao mỡ máu, béo phì, tiểu đường thai kỳ...
  • Cơ thể thiếu nước khiến ứ đọng các sản phẩm lactate tại chỗ
  • Hạ đường huyết, thiếu máu, đường máu thấp...
  • Rối loạn thần kinh, rối loạn thần kinh thực vật,....
3. Bà bầu bị tê bì chân tay có nguy hiểm không?
Triệu chứng tê bì chân tay khi mang thai là một tình trạng rất phổ biến hiện nay ở các mẹ bầu, có thể coi đó là một hiện tượng chứng sinh lý bình thường và không quá đáng lo ngại. Triệu chứng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm và biến mất sau khi thai phụ sinh con xong.

Tuy nhiên, đối với một số trường hợp, chân tay tê bì cũng có thể là do một bệnh lý nào đó tiềm ẩn trong cơ thể gây ra. Chính vì vậy, khi mẹ bầu cảm nhận thấy mình bị tê bì chân tay kèm theo những triệu chứng khác như chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đi không vững, không thể nhấc nổi tay chân, teo cơ, co cơ....thì cần phải tới cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán kịp thời nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp tránh những sự cố không mong muốn xảy ra cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi.

4. Cách làm giảm triệu chứng tê bì chân tay ở bà bầu

te-bi-chan-tay-khi-mang-thai-3.jpg

Để có thể làm giảm được tình trạng tê bì chân tay khi mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng những biện pháp sau đây để có thể cải thiện được triệu chứng trên:
  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể như: canxi, axit dolic, Vitamin B21, Vitamin A, Vitamin D10, Vitamin C, Kẽm, Magie...Cùng với đó, mẹ bầu có thể sử dụng thêm nhiều trứng, sữa, rau xanh, ngũ cốc, các loại hạt, hoa quả tươi...để có thể cung cấp đầy đủ lượng vitamin, khoáng chất cần thiết cho cả mẹ và thai nhi.
  • Nên sử dụng gối ôm để mẹ bầu cảm thấy thoải mái, đảm bảo giấc ngủ ngon khi ngủ. Nằm giường mềm, kê nhiều gối giúp mẹ bầu thoải mái khi thay đổi tư thế ngủ và an toàn cho thai nhi
  • Cần thường xuyên vận động với cường độ vừa phải và đều đặn. Các bài tập kéo cơ, thắt lưng, tay và chân, yoga hay đi bộ đều được khuyến khích và rất hữu ích đổi với phụ nữ khi mang thai. Tập luyện nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ bầu được lưu thống khí huyết, mạch máu, giảm cơ cứng, cứng khớp và tăng độ dẻo dai cho cơ thể
  • Massage vùng bàn tay, bàn chân cũng là một trong những cách làm giảm chứng tê bì chân tay hữu ích. Mỗi ngày mẹ bầu có thể dành ra 30 phút để thư giãn cơ thể với những động tác đơn giản massage nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể kết hợp với ngâm chân nước ấm để giúp giảm nhanh triệu chứng chân tay tê bì.
  • Lười vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến tê bì chân tay. Do đó, mẹ bầu cần vận động nhiều hơn, không nên ngồi quá lâu hay đứng quá lâu một chỗ, nằm ngủ mọt tư thế. Thay vào đó, mẹ bầu nên nằm nghiêm sang bên trái, thường xuyên thay đổi tư thế ngủ, kê cao chân trong lúc ngủ vừa giảm tê nhức, vừa giảm tình trạng phù khi mang thai.
Tê bì chân tay khi mang thai là triệu chứng thường gặp phổ biến trong chu kỳ mang thai của mẹ bầu, để cải thiện hiện tượng này thai phụ nên vận động hợp lý, thường xuyên, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin cho cơ thể. Nếu bà bầu bị chân tay tê bì quá thường xuyên, gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe hãy đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và điều trị phù hợp.

NHÀ THUÔC NAM GIA TRUYỀN LỢI PHÚC ĐƯỜNG

ĐỊA CHỈ: Xóm 9, Nga Liên, Nga Sơn, Thanh Hóa, Việt Nam.

HOTLINE: 0844.619.666 – 0966.992.089

WEBSITE: thankinhthucvat.vn

EMAIL: [email protected]

Nguồn: https://thankinhthucvat.vn/te-bi-chan-tay-khi-mang-thai-la-benh-gi-nguyen-nhan-do-dau/
 

Ứng dụng tiện ích

thiết kế catalogue giá rẻ




Back
Top