Có thể nói tụ điện là “người bạn đồng hành” đối với những người làm sửa chữa điện tử công nghiệp tại Đà Nẵnghay với các bạn học ngành điện – điện tử. Vậy tụ điện là gì? Nó có ứng dụng như thế nào mà tôi lại nói tụ điện là “người bạn đồng hành” của những ai học và làm về điện tử? Cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết này nhé bạn!
Đối với các bạn học điện- điện tử thì tụ điện là một linh kiện quen thuộc, có thể nhận biết và sử dụng được tụ điện. Tuy nhiên nếu hỏi tụ điện là gì thì không mấy bạn có thể trả lời đầy đủ và chính xác được. Tìm câu trả lời trong phần giới thiệu chung về tụ điện nhé!
Giới thiệu chung về tụ điện
Tụ điện là gì?
Tụ điện là một loại linh kiện điện tử thụ động tạo bởi hai bề mặt dẫn điện được ngăn cách bởi điện môi. Khi có chênh lệch điện thế tại hai bề mặt, tại các bề mặt sẽ xuất hiện điện tích cùng điện lượng nhưng trái dấu. (Theo Wikipedia)
Nói một cách dễ hiểu tụ điện là một thiết bị có khả năng chứa điện tích và phóng ra điện tích khi cần.
Ký hiệu tụ điện
Tụ điện có ký hiệu là C (Capacitor).
Đơn vị của tụ điện
Đơn vị của tụ điện là Fara, 1 Fara có trị số rất lớn và trong thực tế người ta thường dùng các đơn vị nhỏ hơn như: MicroFara, NanoFara, PicoFara.
1F=10-6MicroFara = 10-9 Nano Fara = 10-12 Pico Fara
Sự phóng nạp của tụ điện
Như đã nói ở trên tụ điện có khả năng nạp điện và phóng điện khi cần, vậy nó phóng điện và nạp điện như thế nào, cùng tìm hiểu nào!
* Tụ nạp điện
Khi công tắc K1 đóng, dòng điện từ nguồn U sẽ đi qua bóng đèn để nạp vào tụ, từ đó làm sáng bóng đèn, khi tụ nạp đầy thì dòng nạp giảm bằng 0 vì vậy bóng đèn sẽ tắt.
* Tụ phóng điện
Khi tụ đã nạp đầy, công tắc K1 mở, công tắc K2 đóng, dòng điện từ cực dương (+) của tụ sẽ phóng qua bóng đèn về cực âm (-) làm bóng đèn sáng, khi tụ phóng hết điện thì bóng đèn tắt trở lại.
Như vậy các bạn có thể thấy tụ điện sẽ phóng điện từ cực dương sang cực âm. Thời gian tích điện của tụ điện sẽ phụ thuộc vào điện dung của tụ, điện dung của tụ càng lớn thì thời gian tích điện càng lâu.
* Điện dung:
Điện dung là đại lượng nói lên khả năng tích điện trên hai bản cực của tụ điện, điện dung của tụ điện phụ thuộc vào diện tích bản cực, vật liệu làm chất điện môi và khoảng cách giữa hai bản cực theo công thức
C = ξ . S / d
Trong đó C : là điện dung tụ điện , đơn vị là Fara (F)
ξ : Là hằng số điện môi của lớp cách điện.
d : là chiều dày của lớp cách điện.
S : là diện tích bản cực của tụ điện.
Cửa hàng linh kiện điện tử Vietnic vừa giới thiệu đến các bạn khái niệm, ký hiệu, đơn vị và sự phóng nạp của tụ điện. Các bạn nắm rõ đừng để quên nữa nhé! Tiếp sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các loại tụ điện và ứng dụng của nó.
Phân loại tụ điện
Có 2 cách phân loại tụ điện:
Phân loại tụ điện theo tính chất lý hóa và ứng dụng
Theo cách phân loại này có 5 loại tụ điện:
+ Tụ điện phân cực: là loại tụ điện có 2 đầu (-) và (+) rõ ràng và do đó bạn không thể mắc ngược đầu trong mạng điện DC. Tụ điện phân cực thường là tụ hóa học và tụ tantalum.
Ví dụ:
Tụ 2200UF – 35V
+ Tụ điện không phân cực: là tụ điện không quy định cực tính, bạn có thể đấu nối “thoải mái” vào mạng AC lẫn DC.
Ví dụ:
Tụ CBB 474J ( 470NF = 0.47UF ) – 100V
+ Tụ điện hạ áp và cao áp: Đây là cách phân loại dựa vào điện áp làm việc. Cách phân biệt này mang tính tương đối.
Ví dụ:
Tụ cao áp CBB 104J (100NF) – 100V
Tụ CBB 104J (100NF) – 100V
Tụ giảm áp
+ Tụ lọc (nguồn) và tụ liên lạc (liên tầng): Tụ điện dùng vào mục tiêu cụ thể thì gọi tên theo ứng dụng, và đây cũng là phân biệt mang tính tương đối mà thôi.
Ví dụ:
Tụ nguồn 10000UF – 100V
Tụ 10000UF – 100V
Tụ liên lạc
+ Tụ điện tĩnh và tụ điện động (điều chỉnh được): Đa số tụ điện có một trị số điện dung “danh định” nhưng cũng có các loại tụ điện cần điều chỉnh trị số cho phù hợp yêu cầu của mạch điện, như tụ điện trong mạch cộng hưởng hay dao động chẳng hạn.
Phân loại theo cấu tạo và dạng thức
Theo cách phân loại này có các loại tụ điện như sau:
+ Tụ điện gốm (tụ đất): sở dĩ nó có tên như thế là do chúng được làm bằng ceramic, bên ngoài bọc keo hay nhuộm màu. Gốm điện môi được dùng là COG, X7R, Z5U…
Tụ điện là một linh kiện điện tử không thể thiếu được trong các thiết bị điện – điện tử. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về tụ điện – một linh kiện điện tử khá là quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi muốn mua tụ điện hay muốn biết rõ hơn về loại linh kiện này nhé!
Đối với các bạn học điện- điện tử thì tụ điện là một linh kiện quen thuộc, có thể nhận biết và sử dụng được tụ điện. Tuy nhiên nếu hỏi tụ điện là gì thì không mấy bạn có thể trả lời đầy đủ và chính xác được. Tìm câu trả lời trong phần giới thiệu chung về tụ điện nhé!
Giới thiệu chung về tụ điện
Tụ điện là gì?
Tụ điện là một loại linh kiện điện tử thụ động tạo bởi hai bề mặt dẫn điện được ngăn cách bởi điện môi. Khi có chênh lệch điện thế tại hai bề mặt, tại các bề mặt sẽ xuất hiện điện tích cùng điện lượng nhưng trái dấu. (Theo Wikipedia)
Nói một cách dễ hiểu tụ điện là một thiết bị có khả năng chứa điện tích và phóng ra điện tích khi cần.
Ký hiệu tụ điện
Tụ điện có ký hiệu là C (Capacitor).
Đơn vị của tụ điện
Đơn vị của tụ điện là Fara, 1 Fara có trị số rất lớn và trong thực tế người ta thường dùng các đơn vị nhỏ hơn như: MicroFara, NanoFara, PicoFara.
1F=10-6MicroFara = 10-9 Nano Fara = 10-12 Pico Fara
Sự phóng nạp của tụ điện
Như đã nói ở trên tụ điện có khả năng nạp điện và phóng điện khi cần, vậy nó phóng điện và nạp điện như thế nào, cùng tìm hiểu nào!
* Tụ nạp điện
Khi công tắc K1 đóng, dòng điện từ nguồn U sẽ đi qua bóng đèn để nạp vào tụ, từ đó làm sáng bóng đèn, khi tụ nạp đầy thì dòng nạp giảm bằng 0 vì vậy bóng đèn sẽ tắt.
* Tụ phóng điện
Khi tụ đã nạp đầy, công tắc K1 mở, công tắc K2 đóng, dòng điện từ cực dương (+) của tụ sẽ phóng qua bóng đèn về cực âm (-) làm bóng đèn sáng, khi tụ phóng hết điện thì bóng đèn tắt trở lại.
Như vậy các bạn có thể thấy tụ điện sẽ phóng điện từ cực dương sang cực âm. Thời gian tích điện của tụ điện sẽ phụ thuộc vào điện dung của tụ, điện dung của tụ càng lớn thì thời gian tích điện càng lâu.
* Điện dung:
Điện dung là đại lượng nói lên khả năng tích điện trên hai bản cực của tụ điện, điện dung của tụ điện phụ thuộc vào diện tích bản cực, vật liệu làm chất điện môi và khoảng cách giữa hai bản cực theo công thức
C = ξ . S / d
Trong đó C : là điện dung tụ điện , đơn vị là Fara (F)
ξ : Là hằng số điện môi của lớp cách điện.
d : là chiều dày của lớp cách điện.
S : là diện tích bản cực của tụ điện.
Cửa hàng linh kiện điện tử Vietnic vừa giới thiệu đến các bạn khái niệm, ký hiệu, đơn vị và sự phóng nạp của tụ điện. Các bạn nắm rõ đừng để quên nữa nhé! Tiếp sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các loại tụ điện và ứng dụng của nó.
Phân loại tụ điện
Có 2 cách phân loại tụ điện:
Phân loại tụ điện theo tính chất lý hóa và ứng dụng
Theo cách phân loại này có 5 loại tụ điện:
+ Tụ điện phân cực: là loại tụ điện có 2 đầu (-) và (+) rõ ràng và do đó bạn không thể mắc ngược đầu trong mạng điện DC. Tụ điện phân cực thường là tụ hóa học và tụ tantalum.
Ví dụ:
Tụ 2200UF – 35V
+ Tụ điện không phân cực: là tụ điện không quy định cực tính, bạn có thể đấu nối “thoải mái” vào mạng AC lẫn DC.
Ví dụ:
Tụ CBB 474J ( 470NF = 0.47UF ) – 100V
+ Tụ điện hạ áp và cao áp: Đây là cách phân loại dựa vào điện áp làm việc. Cách phân biệt này mang tính tương đối.
Ví dụ:
Tụ cao áp CBB 104J (100NF) – 100V
Tụ CBB 104J (100NF) – 100V
Tụ giảm áp
+ Tụ lọc (nguồn) và tụ liên lạc (liên tầng): Tụ điện dùng vào mục tiêu cụ thể thì gọi tên theo ứng dụng, và đây cũng là phân biệt mang tính tương đối mà thôi.
Ví dụ:
Tụ nguồn 10000UF – 100V
Tụ 10000UF – 100V
Tụ liên lạc
+ Tụ điện tĩnh và tụ điện động (điều chỉnh được): Đa số tụ điện có một trị số điện dung “danh định” nhưng cũng có các loại tụ điện cần điều chỉnh trị số cho phù hợp yêu cầu của mạch điện, như tụ điện trong mạch cộng hưởng hay dao động chẳng hạn.
Phân loại theo cấu tạo và dạng thức
Theo cách phân loại này có các loại tụ điện như sau:
+ Tụ điện gốm (tụ đất): sở dĩ nó có tên như thế là do chúng được làm bằng ceramic, bên ngoài bọc keo hay nhuộm màu. Gốm điện môi được dùng là COG, X7R, Z5U…
Tụ điện là một linh kiện điện tử không thể thiếu được trong các thiết bị điện – điện tử. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về tụ điện – một linh kiện điện tử khá là quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi muốn mua tụ điện hay muốn biết rõ hơn về loại linh kiện này nhé!