Tôi có bầu được 30 tuần ( hơn 7 tháng), hiện em đang làm việc tại 1 công ty tài chính, công ty yêu cầu tôi viết đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì công ty cho tôi là vi phạm quy định của công ty. Công ty tôi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động với tôi trong trường hợp này là đúng hay sai?
Căn cứ Bộ luật lao động năm 2012:
“Điều 156. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai
Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định”.
Do đó, bạn chỉ có chấm dứt hợp đồng lao động với phía công ty khi xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Ngoài ra, căn cứ theo căn cứ khoản 3 Điều 39 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động: “Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này”.
Khoản 3 Điều 155 Bộ luật lao động 2012 quy định về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ: “ Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động”.
Điểm d Khoản 4 điều 123 Bộ luật lao động 2012 quy đinh: “Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:.. Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi...”.
Khoản 4 điều 155 Bộ luật lao động 2012 cũng quy định: “Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động”.
Như vậy đối với lao động nữ khi đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, hợp đồng lao động chỉ được chấm dứt khi:
1. Hợp đồng hết thời hạn
2. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động
3. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
Theo đó, việc công ty yêu cầu bạn làm đơn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do công ty cho rằng bạn vi phạm nội quy của công ty là trái với quy định của pháp luật lao động. Hơn nữa, trong thời gian bạn đang mang thai, người sử dụng lao động (công ty) không được xử lý kỷ luật lao động.
Xem thêm: Đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Căn cứ Bộ luật lao động năm 2012:
“Điều 156. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai
Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định”.
Do đó, bạn chỉ có chấm dứt hợp đồng lao động với phía công ty khi xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Ngoài ra, căn cứ theo căn cứ khoản 3 Điều 39 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động: “Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này”.
Khoản 3 Điều 155 Bộ luật lao động 2012 quy định về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ: “ Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động”.
Điểm d Khoản 4 điều 123 Bộ luật lao động 2012 quy đinh: “Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:.. Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi...”.
Khoản 4 điều 155 Bộ luật lao động 2012 cũng quy định: “Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động”.
Như vậy đối với lao động nữ khi đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, hợp đồng lao động chỉ được chấm dứt khi:
1. Hợp đồng hết thời hạn
2. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động
3. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
Theo đó, việc công ty yêu cầu bạn làm đơn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do công ty cho rằng bạn vi phạm nội quy của công ty là trái với quy định của pháp luật lao động. Hơn nữa, trong thời gian bạn đang mang thai, người sử dụng lao động (công ty) không được xử lý kỷ luật lao động.
Xem thêm: Đăng ký thành lập doanh nghiệp.
⚠️ Cảnh báo!
Mọi thông tin được đăng tải trên website chỉ mang tính chất tham khảo! Tuyệt đối không mua hàng, chuyển tiền, cung cấp thông tin nhạy cảm dựa trên các thông tin được đăng tải trên website. Vì đó có thể là lừa đảo. Website không trực tiếp tham gia vào bất kỳ hoạt động mua bán, trao đổi, hay đăng tải nội dung liên quan đến:
- Tài chính (vay, cho vay, đầu tư...)
- Sức khỏe (chẩn đoán, điều trị...)
- Giáo dục (văn bằng, chứng chỉ...)
- ️ Chính trị, tôn giáo, pháp luật
- ️ Mua bán hàng giả, hàng nhái, hàng buôn lậu
- ⚖️ Các nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam
Nếu bạn có nhu cầu về các lĩnh vực trên, hãy đến các cơ quan chức năng hoặc tổ chức được cấp phép để được hỗ trợ chính thống.
Hãy cảnh giác với các hành vi lừa đảo liên quan đến tiền bạc, sức khỏe, hoặc thông tin sai lệch!