Đồng hồ vạn năng hiển thị kim là một thiết bị không thể thiếu được trong trong việc sửa chữa điện tử nói chung và sửa chữa điện tử công nghiệp tại Đà Nẵng nói riêng. Tuy nhiên có nhiều người không biết cách sử dụng hoặc sử dụng đồng hồ vạn năng không đúng cách dẫn đến những hư hỏng không đáng có hoặc đo các thông số điện bị sai. Do đó, Vietnic có bài viết hướng dẫn các bạn sử dụng loại đồng hồ vạn năng này. Ở phần trước Vietnic đã giới thiệu đến các bạn cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo dòng điện và đo điện trở. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về cách sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để đo các thông số điện khác nhé!
Bạn nào chưa đọc cách sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim (Phần 1) thì nên đọc trước khi tiếp tục đọc bài viết này nhé!
Ok, bây giờ chúng ta tiếp tục tìm hiểu về các cách sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để đo các thông số điện.
Sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để đo điện áp
Chúng ta có thể sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để đo điện áp một chiều V.DC và điện áp xoay chiều V.AC. Cách đo như sau:
Bước 1: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
Bước 2: Đặt chuyển mạch ở thang đo DC.V(AC.V) lớn hơn nhưng gần nhất với giá trị cần đo để kết quả đo là chính xác nhất. Ví dụ: đo điện áp 220V thì có 2 thang lớn hơn là 250V và 1000V, nhưng thang 250V sẽ cho kết quả chính xác hơn.
Bước 3: Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo (Đo song song). Que đen vào điểm có điện thế thấp, que đỏ vào điểm có điện thế cao(trường hợp đo điện áp 1 chiều) và không cần quan tâm đến cực tính của đồng hồ(trường hợp đo điện áp xoay chiều).
Bước 4: Đọc kết quả và tính giá trị thực của điện áp theo công thức: V = A x (B/C)
Trong đó:
V- là giá trị điện áp thực
A- Là số chỉ của kim đọc được trên cung chia độ
B- Là thang đo đang sử dụng
C- Là giá trị MAX của cung chia độ
Tỷ lệ B/C là hệ số mở rộng
Chú ý:
Khi sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để đo điện áp một chiều và điện áp xoay chiều cần chú ý:
+ Khi điện áp cao hơn 250V, cần ngắt nguồn điện, nối dây đồng hồ vào điểm cần đo, sau đó mới bật nguồn. Không chạm vào dây đo đồng hồ, ghi lại kết quả đo, tắt nguồn rồi mới tháo dây đo đồng hồ ra khỏi điểm cần đo.
+ Không để chuyển mạch ở vị trí thang đo mA hay Ω, nếu không đồng hồ sẽ hỏng.
+ Không cắm que đo sang đầu đo dòng điện 15A xoay chiều.
+ Để đồng hồ ở thang đo một chiều mà đo điện áp xoay chiều, kim chỉ thị sẽ không lên, tuy nhiên dòng qua đồng hồ lớn có thể làm hỏng đồng hồ.
+ Đặt đồng hồ ở vị trí đo điện áp xoay chiều mà đo điện áp 1 chiều, kim đồng hồ vẫn lên nhưng kết quả là không chính xác.
+ Đối với thang đo xoay chiều 10V cần đọc ở cung chia độ riêng của nó thì kết quả mới chính xác (cung D10)
Tính giá trị điện áp 1 chiều
Tính giá trị điện áp xoay chiều
Sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để đo chỉ số Li và Lv
*Xác định dòng chạy qua Li lớp tiếp giáp P-N và sụt áp trên nó Lv
Chúng ta có thể sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để xác định dòng chạy qua Li lớp tiếp giáp P-N và sụt áp trên nó Lv. Cách đo như sau:
Bước 1: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
Bước 2: Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang Ω.
Bước 3: Chập que đo để chỉnh 0Ω mỗi khi chuyến thang đo như trường hợp đo điện trở
Bước 4: Đọc giá trị trên cung chia độ LI (cung G) và LV (cung H), tùy thang đo ta có hệ số mở rộng theo bảng dưới đây:
Bảng hệ số mở rộng ở các thang đo Li, Lv
*Kiểm tra lớp tiếp giáp P-N
Để kiểm tra diode đặt chuyển mạch về vị trí X 10Ω và đo 2 chiều theo sơ đồ:
Hình trên là cách dùng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để kiểm tra diode. Trong hình trên IT là dòng điện qua diode theo chiều thuận, là IN dòng điện qua diode theo chiều ngược.
Quan sát trên cung chia độ đo điện trở thì do IN << IT nên RN >> RT.
Trên cung LV thì theo chiều thuận giá trị này khoảng 0,5 – 0,7V đối với bán dẫn Silicon và 0,2 – 0,4V đối với bán dẫn Germanium.
Sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim cũng có thể kiểm tra diode phát quang (LED). Cách làm cũng tương tự như kiểm tra diode thường, khi phân cực thuận LED sẽ phát sáng và giá trị đọc được trên cung LV khoảng 1,5 – 2,2V. Khi kiểm tra LED nhỏ (Φ3mm) thì để ở thang X 10Ω, kiểm tra LED lớn (Φ5- Φ10mm) thì để thang X 1Ω.
Chú ý:
Khi sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để đo chỉ số Li, Lv:
+ Ngắt nguồn trước khi đo điện trở trong mạch. Không bao giờ được đo điện trở trong mạch đang được cấp điện.
+ Không để đồng hồ ở thang đo điện trở mà đo điện áp và dòng điện vì như vậy đồng hồ sẽ hỏng ngay lập tức.
+ Ở thang đo điện trở, que đo màu đen tương ứng với cực dương của nguồn pin trong đồng hồ, que đo màu đỏ tương ứng cực âm. Điều này cần chú ý khi đo linh kiện có cực tính như diode, transistor…
+ Khi dùng thang đo Ω để đo các linh kiện, dòng điện chạy qua nó là Li, dòng điện này gây sụt áp trên nó là Lv. Dùng thang đo điện trở, đọc kết quả trên cung chia độ Li (cung G) và LV (cung H) sẽ biết được 2 thông số này. Các thông số này đặc biệt cần thiết đối với các tiếp giáp P-N.
Cách đo các thông số của tiếp giáp P-N các bạn có thể xem thêm ở hình sau:
Tìm hiểu thêm: Giới thiệu về điện trở, phân loại và ứng dụng
Sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để đo hệ số hFE
Chúng ta có thể sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để đo hệ số khuếch đại dòng tĩnh của transistor hFE .Cách đo như sau:
Bước 1: Chuyển mạch ở thang đo hFE (hay thang đo X10Ω)
Bước 2: Chỉnh 0ΩADJ ở thang đo này
Bước 3: Tùy loại transistor mà mắc theo sơ đồ dưới đây:
Khi đổi loại transistor thì phải đổi lại chân que đo.
+ Ban đầu ta chỉ nối cực đồng hồ vào cực C và E (cực B để hở), kim đồng hồ chỉ giá trị dòng rò của transistor. Nếu giá trị này lớn thì transistor bị hỏng.
+ Nối thêm que đo vào cực B của transistor, kim đồng hồ sẽ quay, góc quay phụ thuộc vào giá trị hFE của từng transistor. Đọc giá trị này trên cung chia độ hFE (cung F). Nếu khi nối thêm que đo vào cực B mà kim đồng hồ không chuyển động thì transistor bị hỏng.
Chú ý:
+ Khi đo hFE , chú ý không chạm tay đồng thời vào 2 cực của transistor.
+ Không đo hFE khi transistor đang ở trong mạch.
+ Để đo hệ số khuếch đại dòng tĩnh của transistor (hFE ) của transistor cần có bộ dây đo riêng hoặc phải có điện trở phân cực để cung cấp dòng điện vào cực B cho transistor.
Bộ que đo để xác định hFE của transistor
+ 2 đầu đo thang Ω của đồng hồ được mắc trực tiếp vào cực C và E của transistor, nguồn pin 3V trong đồng hồ cung cấp điện áp UCE cho 2 cực này. Điện trở R nối giữa cực C và cực B của transistor nhằm cung cấp dòng điện IB cho transistor, ta có:
IB = IR = UBC / R = (UCE – UBE) / R
Với UCE = 3V (nguồn 2 pin) và UBE » 0,6V(đối với transistor silicon), R =24 kΩ ta có: IB» 0,1mA = 100uA.
Hệ số khuếch đại dòng tĩnh của transistor: hFE = IC / IB do dòng IB đã biết nên chỉ cần đo IC là biết được hFE .
Nếu bạn chưa biết transistor là gì hãy đọc ngay bài viết: Transistor là gì? Có bao nhiêu loại transistor?
Sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để đo dòng rò của transistor ICE0
Chúng ta có thể sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để đo dòng rò của transistor ICE0 .Cách đo như sau:
Bước 1: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
Bước 2: Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang X 1kΩ hoặc X 10kΩ.
Bước 3: Chập que đo để chỉnh 0Ω mỗi khi chuyến thang đo như trường hợp đo điện trở.
Bước 4: Kết nối que đo đến chân transistor theo sơ đồ như hình sau:
Cách đo ICE0 với đồng hồ vạn năng hiển thị kim
Thể hiện mạch điện bên trong của đồng hồ vào sơ đồ đo dòng dò ICE0 của transistor ngược ta được sơ đồ sau:
Sơ đồ đo dòng điện rò ICE0 của transistor
Bước 5: Đọc và tính giá trị dòng điện rò ICE0 của transistor
+ Dòng điện ICE0 trên hình chính là dòng điện rò của transistor. Giá trị dòng điện này được đọc trên cung Li của đồng hồ.
+ Với transistor Silicon, dòng điện rò này rất nhỏ nên hầu như kim chỉ thị của đồng hồ gần như không nhúc nhích. Nếu kim đồng hồ lên nhiều thì có thể transistor bị hỏng.
+ Với transistor Germanium, dòng điện rò này khá lớn khi transistor vẫn còn tốt. Tùy theo loại transistor mà dòng rò này lớn hay nhỏ, nhưng nhìn chung với loại transistor công suất nhỏ thì dòng rò cỡ 0,1 – 2mA còn loại công suất lớn cỡ 1 – 5mA. Nếu dòng rò của transistor lớn hơn giá trị này thì có thể transistor bị hỏng.
Chú ý:
+ Dòng điện rò của transistor là dòng IC khi chưa có dòng phân cực IB, dòng điện này thay đổi đáng kể không theo điện áp UCE , nhưng nó thay đổi theo đặc trưng của từng loại transistor. Chú ý, dòng điện rò rất nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ (nhiệt độ tăng 100C thì nó tăng khoảng hai lần)
+ Khi đo ICE0 , không chạm tay vào cực Base của bóng bán dẫn. Vì nếu chạm tay vào sẽ có dòng điện cực Base và tăng ICE0 .
Cửa hàng linh kiện điện tử Vietnic chuyên cung cấp các loại đồng hồ vạn năng, các linh kiện điện tử chính hãng và cung cấp LED quảng cáo tại Đà Nẵng hân hạnh được đồng hành cùng thành công của bạn! Nếu có bất cứ thắc mắc nào vui lòng comment bên dưới để được hỗ trợ tư vấn một cách nhanh chóng
Bạn nào chưa đọc cách sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim (Phần 1) thì nên đọc trước khi tiếp tục đọc bài viết này nhé!
Ok, bây giờ chúng ta tiếp tục tìm hiểu về các cách sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để đo các thông số điện.
Sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để đo điện áp
Chúng ta có thể sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để đo điện áp một chiều V.DC và điện áp xoay chiều V.AC. Cách đo như sau:
Bước 1: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
Bước 2: Đặt chuyển mạch ở thang đo DC.V(AC.V) lớn hơn nhưng gần nhất với giá trị cần đo để kết quả đo là chính xác nhất. Ví dụ: đo điện áp 220V thì có 2 thang lớn hơn là 250V và 1000V, nhưng thang 250V sẽ cho kết quả chính xác hơn.
Bước 3: Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo (Đo song song). Que đen vào điểm có điện thế thấp, que đỏ vào điểm có điện thế cao(trường hợp đo điện áp 1 chiều) và không cần quan tâm đến cực tính của đồng hồ(trường hợp đo điện áp xoay chiều).
Bước 4: Đọc kết quả và tính giá trị thực của điện áp theo công thức: V = A x (B/C)
Trong đó:
V- là giá trị điện áp thực
A- Là số chỉ của kim đọc được trên cung chia độ
B- Là thang đo đang sử dụng
C- Là giá trị MAX của cung chia độ
Tỷ lệ B/C là hệ số mở rộng
Chú ý:
Khi sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để đo điện áp một chiều và điện áp xoay chiều cần chú ý:
+ Khi điện áp cao hơn 250V, cần ngắt nguồn điện, nối dây đồng hồ vào điểm cần đo, sau đó mới bật nguồn. Không chạm vào dây đo đồng hồ, ghi lại kết quả đo, tắt nguồn rồi mới tháo dây đo đồng hồ ra khỏi điểm cần đo.
+ Không để chuyển mạch ở vị trí thang đo mA hay Ω, nếu không đồng hồ sẽ hỏng.
+ Không cắm que đo sang đầu đo dòng điện 15A xoay chiều.
+ Để đồng hồ ở thang đo một chiều mà đo điện áp xoay chiều, kim chỉ thị sẽ không lên, tuy nhiên dòng qua đồng hồ lớn có thể làm hỏng đồng hồ.
+ Đặt đồng hồ ở vị trí đo điện áp xoay chiều mà đo điện áp 1 chiều, kim đồng hồ vẫn lên nhưng kết quả là không chính xác.
+ Đối với thang đo xoay chiều 10V cần đọc ở cung chia độ riêng của nó thì kết quả mới chính xác (cung D10)
Tính giá trị điện áp 1 chiều
Tính giá trị điện áp xoay chiều
Sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để đo chỉ số Li và Lv
*Xác định dòng chạy qua Li lớp tiếp giáp P-N và sụt áp trên nó Lv
Chúng ta có thể sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để xác định dòng chạy qua Li lớp tiếp giáp P-N và sụt áp trên nó Lv. Cách đo như sau:
Bước 1: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
Bước 2: Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang Ω.
Bước 3: Chập que đo để chỉnh 0Ω mỗi khi chuyến thang đo như trường hợp đo điện trở
Bước 4: Đọc giá trị trên cung chia độ LI (cung G) và LV (cung H), tùy thang đo ta có hệ số mở rộng theo bảng dưới đây:
Bảng hệ số mở rộng ở các thang đo Li, Lv
*Kiểm tra lớp tiếp giáp P-N
Để kiểm tra diode đặt chuyển mạch về vị trí X 10Ω và đo 2 chiều theo sơ đồ:
Hình trên là cách dùng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để kiểm tra diode. Trong hình trên IT là dòng điện qua diode theo chiều thuận, là IN dòng điện qua diode theo chiều ngược.
Quan sát trên cung chia độ đo điện trở thì do IN << IT nên RN >> RT.
Trên cung LV thì theo chiều thuận giá trị này khoảng 0,5 – 0,7V đối với bán dẫn Silicon và 0,2 – 0,4V đối với bán dẫn Germanium.
Sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim cũng có thể kiểm tra diode phát quang (LED). Cách làm cũng tương tự như kiểm tra diode thường, khi phân cực thuận LED sẽ phát sáng và giá trị đọc được trên cung LV khoảng 1,5 – 2,2V. Khi kiểm tra LED nhỏ (Φ3mm) thì để ở thang X 10Ω, kiểm tra LED lớn (Φ5- Φ10mm) thì để thang X 1Ω.
Chú ý:
Khi sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để đo chỉ số Li, Lv:
+ Ngắt nguồn trước khi đo điện trở trong mạch. Không bao giờ được đo điện trở trong mạch đang được cấp điện.
+ Không để đồng hồ ở thang đo điện trở mà đo điện áp và dòng điện vì như vậy đồng hồ sẽ hỏng ngay lập tức.
+ Ở thang đo điện trở, que đo màu đen tương ứng với cực dương của nguồn pin trong đồng hồ, que đo màu đỏ tương ứng cực âm. Điều này cần chú ý khi đo linh kiện có cực tính như diode, transistor…
+ Khi dùng thang đo Ω để đo các linh kiện, dòng điện chạy qua nó là Li, dòng điện này gây sụt áp trên nó là Lv. Dùng thang đo điện trở, đọc kết quả trên cung chia độ Li (cung G) và LV (cung H) sẽ biết được 2 thông số này. Các thông số này đặc biệt cần thiết đối với các tiếp giáp P-N.
Cách đo các thông số của tiếp giáp P-N các bạn có thể xem thêm ở hình sau:
Tìm hiểu thêm: Giới thiệu về điện trở, phân loại và ứng dụng
Sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để đo hệ số hFE
Chúng ta có thể sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để đo hệ số khuếch đại dòng tĩnh của transistor hFE .Cách đo như sau:
Bước 1: Chuyển mạch ở thang đo hFE (hay thang đo X10Ω)
Bước 2: Chỉnh 0ΩADJ ở thang đo này
Bước 3: Tùy loại transistor mà mắc theo sơ đồ dưới đây:
Khi đổi loại transistor thì phải đổi lại chân que đo.
+ Ban đầu ta chỉ nối cực đồng hồ vào cực C và E (cực B để hở), kim đồng hồ chỉ giá trị dòng rò của transistor. Nếu giá trị này lớn thì transistor bị hỏng.
+ Nối thêm que đo vào cực B của transistor, kim đồng hồ sẽ quay, góc quay phụ thuộc vào giá trị hFE của từng transistor. Đọc giá trị này trên cung chia độ hFE (cung F). Nếu khi nối thêm que đo vào cực B mà kim đồng hồ không chuyển động thì transistor bị hỏng.
Chú ý:
+ Khi đo hFE , chú ý không chạm tay đồng thời vào 2 cực của transistor.
+ Không đo hFE khi transistor đang ở trong mạch.
+ Để đo hệ số khuếch đại dòng tĩnh của transistor (hFE ) của transistor cần có bộ dây đo riêng hoặc phải có điện trở phân cực để cung cấp dòng điện vào cực B cho transistor.
Bộ que đo để xác định hFE của transistor
+ 2 đầu đo thang Ω của đồng hồ được mắc trực tiếp vào cực C và E của transistor, nguồn pin 3V trong đồng hồ cung cấp điện áp UCE cho 2 cực này. Điện trở R nối giữa cực C và cực B của transistor nhằm cung cấp dòng điện IB cho transistor, ta có:
IB = IR = UBC / R = (UCE – UBE) / R
Với UCE = 3V (nguồn 2 pin) và UBE » 0,6V(đối với transistor silicon), R =24 kΩ ta có: IB» 0,1mA = 100uA.
Hệ số khuếch đại dòng tĩnh của transistor: hFE = IC / IB do dòng IB đã biết nên chỉ cần đo IC là biết được hFE .
Nếu bạn chưa biết transistor là gì hãy đọc ngay bài viết: Transistor là gì? Có bao nhiêu loại transistor?
Sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để đo dòng rò của transistor ICE0
Chúng ta có thể sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để đo dòng rò của transistor ICE0 .Cách đo như sau:
Bước 1: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
Bước 2: Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang X 1kΩ hoặc X 10kΩ.
Bước 3: Chập que đo để chỉnh 0Ω mỗi khi chuyến thang đo như trường hợp đo điện trở.
Bước 4: Kết nối que đo đến chân transistor theo sơ đồ như hình sau:
Cách đo ICE0 với đồng hồ vạn năng hiển thị kim
Thể hiện mạch điện bên trong của đồng hồ vào sơ đồ đo dòng dò ICE0 của transistor ngược ta được sơ đồ sau:
Sơ đồ đo dòng điện rò ICE0 của transistor
Bước 5: Đọc và tính giá trị dòng điện rò ICE0 của transistor
+ Dòng điện ICE0 trên hình chính là dòng điện rò của transistor. Giá trị dòng điện này được đọc trên cung Li của đồng hồ.
+ Với transistor Silicon, dòng điện rò này rất nhỏ nên hầu như kim chỉ thị của đồng hồ gần như không nhúc nhích. Nếu kim đồng hồ lên nhiều thì có thể transistor bị hỏng.
+ Với transistor Germanium, dòng điện rò này khá lớn khi transistor vẫn còn tốt. Tùy theo loại transistor mà dòng rò này lớn hay nhỏ, nhưng nhìn chung với loại transistor công suất nhỏ thì dòng rò cỡ 0,1 – 2mA còn loại công suất lớn cỡ 1 – 5mA. Nếu dòng rò của transistor lớn hơn giá trị này thì có thể transistor bị hỏng.
Chú ý:
+ Dòng điện rò của transistor là dòng IC khi chưa có dòng phân cực IB, dòng điện này thay đổi đáng kể không theo điện áp UCE , nhưng nó thay đổi theo đặc trưng của từng loại transistor. Chú ý, dòng điện rò rất nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ (nhiệt độ tăng 100C thì nó tăng khoảng hai lần)
+ Khi đo ICE0 , không chạm tay vào cực Base của bóng bán dẫn. Vì nếu chạm tay vào sẽ có dòng điện cực Base và tăng ICE0 .
Cửa hàng linh kiện điện tử Vietnic chuyên cung cấp các loại đồng hồ vạn năng, các linh kiện điện tử chính hãng và cung cấp LED quảng cáo tại Đà Nẵng hân hạnh được đồng hành cùng thành công của bạn! Nếu có bất cứ thắc mắc nào vui lòng comment bên dưới để được hỗ trợ tư vấn một cách nhanh chóng