• Trong thời gian sắp tới, những tài khoản đăng thông tin về Casino, cá độ, cờ bạc, hàng giả, hàng nhái, và những mặc hàng trái với pháp luật Việt Nam sẽ bị Ban ( khóa tài khoản và xóa bài đăng ) mà không cần báo trước. Vì vậy, nếu tài khoản của bạn có những nội dung trái pháp luật, vui lòng xóa những tin đó hoặc bị Ban ( khóa tài khoản ). Cảm ơn các bạn đã sử dụng website.
shopee sale

TPHCM Bật mí tất cả vấn đề bệnh chàm sữa ở trẻ em

An Đông

Thành viên cấp Sắt
Tham gia
4 Năm
Bài viết
159
Tuổi
27
Bệnh chàm sữa rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 12 tháng tuổi. Hơn 60% tỷ lệ trẻ em mắc bệnh lý này. Đây cũng là nỗi lo lắng, bất an của hàng triệu cha mẹ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những nguyên nhân, dấu hiệu bệnh lý và những vấn đề cần lưu ý trong chăm sóc trẻ khi bị chàm sữa nhé!

Bệnh chàm sữa ở trẻ là gì?

Bệnh chàm sữa hay còn được gọi là bệnh lác sữa. Đây là tình trạng viêm da cơ địa và không lây nhiễm ở trẻ em. Tuy vậy, bệnh lý này là một trong những bệnh về da khó chữa trị và tỷ lệ mắc bệnh rất cao. Bệnh chàm sữa có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể như trán, cổ, hai bên má, hai bên má hoặc nửa thân trên.


mVJbeLo.jpg


Bệnh chàm sữa ở trẻ có nguy hiểm không?

Nhìn chung, bệnh lý này cũng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, chàm sữa rất dai dẳng, khó chữa trị và gây nhiều cảm giác khó chịu cho bé. Điều này khiến cho trẻ quấy khóc nhiều, ảnh hưởng lớn đến việc ăn ngủ của trẻ.

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm sữa là gì?

Bệnh chàm sữa ở trẻ em rất khó xác định các nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra khi trẻ bị dị ứng cơ địa hoặc trong gia đình có bố hoặc mẹ có tiền sử mắc các bệnh như mề đay, chàm, hen suyễn,...

Bên cạnh đó, các yếu tố như môi trường, khí hậu, quần áo, thực phẩm hàng ngày của trẻ;... cũng là điều kiện cho bệnh phát triển.

Chính vì vậy, cha mẹ phải để ý những yếu tố xung quanh trẻ từ thức ăn, quần áo, những sản phẩm tắm gội,.. để phòng tránh việc phát sinh bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm sữa ở trẻ như thế nào?

Tương tự như những bệnh chàm khác, chàm sữa cũng cũng có nhiều dấu hiệu để nhận biết bệnh. Dưới đây là những triệu chứng từ lúc bệnh khởi phát đến khi bệnh mãn tính.
  • Chàm sữa thường gặp ở trẻ từ 0 - 2 tháng tuổi, xuất hiện ở các vị trí trên cơ thể như thân mình, tay chân, má, trán,...

  • Ban đầu, da chỉ là những nốt mẩn đỏ, căng và khô ráp. Sau đó, nổi những mụn nước li ti, vỡ ra và đóng vảy thành từng mảng. Do đó, nếu không vệ sinh tốt, các vùng da này rất dễ bị nhiễm khuẩn và khó chữa lành hơn.
  • Bên cạnh đó, trẻ cũng mắc các bệnh dị ứng khác như hen, suyễn, viêm mũi,...

IjwrKfT.jpg


Giải pháp nào hiệu quả trong điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ

Qua nhiều nghiên cứu về chàm sữa cũng như nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ chuyên khoa da liễu đã xây dựng nguyên tắc chung trong điều trị cho trẻ. Nguyên tắc bao gồm 3 bước:

Ngăn tiếp xúc với căn nguyên gây bệnh

Giống như những loại chàm khác, chàm sữa rất khó để chữa trị dứt điểm. Bệnh cũng rất dễ tái đi tái lại nhiều lần. Do đó, để điều trị dứt điểm chàm sữa, cha mẹ phải được nguyên nhân gây bệnh.

3 bước xác định nguyên nhân gây bệnh:

  • Bước 1: Đoán các yếu tố có khả năng gây ra chàm sữa cho trẻ

  • Bước 2: Ngăn tiếp xúc cho trẻ từ 2-4 tuần. Loại bỏ những chất có thể gây dị ứng

  • Bước 3: Kiểm tra và xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.
    Sau khi xác định được nguyên nhân gây bệnh, cha mẹ phải ngăn trẻ tiếp xúc với chúng. Hạ chế tiếp xúc ít nhất 6 tháng hoặc đến khi bé trên 24 tháng tuổi. Vì trong độ tuổi này, sức đề kháng và hệ thống miễn dịch của trẻ đã tốt hơn ở giai đoạn trước.
Kháng khuẩn và làm làm vết chàm

Song song với việc ngăn ngừa các nguyên nhân gây bệnh, cha mẹ phải chú ý vấn đề vệ sinh và chăm sóc da cho bé. Việc giữ vệ sinh sạch sẽ, không nhiễm khuẩn sẽ giúp da bé nhanh chóng hồi phục.


tu7tPl9.jpg


Bên cạnh đó, bố mẹ có thể kết hợp thêm những loại thuốc bôi và kem dưỡng ẩm phù hợp giúp da bé nhanh lành hơn và không để lại sẹo. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia da liễu, không tự ý mua thuốc bôi cho trẻ hoặc làm theo các bài thuốc dân gian. Tránh tình trạng kích ứng da làm cho bệnh nặng thêm.

Ngăn ngừa tái phát

Các biện pháp phòng ngừa chàm sữa ở trẻ em đều dựa trên 3 yếu tố: chế độ dinh dưỡng, vệ sinh da và môi trường xung quanh.
  • Chế độ dinh dưỡng: trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phải được duy trì sữa mẹ lâu nhất có thể. Tránh cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, hải sản, thực phẩm lên men,...

  • Vệ sinh da: Không nên cho trẻ dùng những loại xà phòng, sữa tắm của người lớn để tránh tình trạng kích ứng da ở trẻ. Luôn giữ da trẻ khô, thoáng. Tránh mặc quần áo có chất liệu cứng, không thấm hút mồ hôi, dễ gây bít tắc da.

  • Môi trường xung quanh: Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là nơi chơi và ngủ của trẻ. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với thú cưng như chó, mèo,...
Bệnh chàm sữa ở trẻ em thường khó chữa trị dứt điểm, bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, để điều trị các cha mẹ phải hạn chế và ngăn trẻ với các các nguồn gây bệnh.

Chàm sữa là bệnh lý rất dễ xảy ra với trẻ nhỏ. Do đó, cha mẹ nên lưu ý những vấn đề về ăn uống, vệ sinh khi chăm sóc trẻ. Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu bị chàm, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để khám và điều trị. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên tham khảo những phương pháp điều trị lành tính, an toàn với trẻ. Tránh tình trạng kích ứng hoặc tác dụng phụ xảy ra.


1OhY4tQ.jpg

Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể liên hệ qua hotline miễn phí : 028 6670 9555 hoặc tới trực tiếp phòng khám tại: Số 992 Đường Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, Hồ Chí Minh Hoặc tham khảo trực tiếp tại website: phongkhamdongyandong.vn để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí.
 

Ứng dụng tiện ích

thiết kế catalogue giá rẻ




Back
Top