Ngày nay, IOT đang trở thành xu hướng cho sự phát triển của một xã hội thông minh, nơi mà mọi vật có thể kết nối internet và giao tiếp với nhau. Dường như ngày càng xuất hiện nhiều vật dụng, đồ vật thông minh trong cuộc sống thường ngày của chúng ta như đồng hồ thông minh, quần áo thông minh,... Tạo ra một ứng dụng của IOT dường như là một cái gì đó quá khó khăn và bạn nghĩ rằng tạo ra một dự án IOT là vượt quá khả năng của mình? Không đâu nhé, bạn hoàn toàn có thể tự mình tạo cho mình một project IOT để phục vụ cho cuộc sống của mình. Và bài viết hôm nay, linh kiện điện tử Vietnic sẽ hướng dẫn bạn tự tạo một project như vậy.IOT có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, ví dụ như Robot, máy CNC, máy in 3D, máy bay không người lái, điều khiển thiết bị thông qua internet, báo cháy, điều khiển bật tắt điện, cảm biến âm thanh, ánh sáng,...Các bạn có thể xem thêm Giới thiệu về Arduino và ứng dụng arduino. Một trong những ứng dụng rất hữu ích của IOT đó là điều khiển bật tắt thiết bị. Hôm nay, cửa hàng linh kiện điện tử Vietnic sẽ hướng dẫn các bạn tạo một ứng dụng giúp bật tắt thiết bị trong một khoảng thời gian tùy chỉnh, cài đặt hẹn giờ bật tắt hoặc bật tắt thiết bị theo nhiệt độ, độ ẩm của môi trường.Đây là một ứng dụng của IOT nên trước khi đi vào project này chúng ta hãy tìm hiểu sơ qua về hệ thống IOT đã nhé!Tổng quan về hệ thống IOT
Internet Of Things(IOT) là một sự tiến bộ vượt bậc của văn minh nhân loại, khi mà mỗi một đồ vật, con người đều được mã hóa thành một thông tin và có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần phải tương tác trực tiếp giữa người với người, giữa người với máy tính.Một hệ thống IOT cơ bản sẽ bao gồm 3 thành phần chính: cảm biến, xử lý cục bộ và thiết bị lưu, Network và Internet.
Cảm biến
Cảm biến là một linh kiện điện tử có nhiệm vụ chuyển đổi dữ liệu từ analog(dữ liệu tương tự) sang dữ liệu digital(dữ liệu số). Dữ liệu analog là những dữ liệu có được từ việc quét các thông số của môi trường.Cảm biến không thực hiện bất kỳ quá trình xử lý nào, do đó chúng không tiêu thụ nhiều năng lượng và có thể hoạt động nhờ pin trong một khoảng thời gian dài.Một số loại cảm biến thường dùng như: cảm biến nhiệt độ, cảm biến tiệm cận, cảm biến ánh sáng,...Xử lý cục bộ và thiết bị lưu
Thiết bị xử lý cục bộ và thiết bị lưu đơn thuần là các vi điều khiển và các board mạch nhúng, chúng có nhiệm vụ xử lý dữ liệu nhận được từ cảm biến.Sau khi thông tin được các cảm biến chuyển đổi từ dữ liệu tương tự sang dữ liệu số, các thiết bị xử lý cục bộ và thiết bị lưu sẽ lưu trữ và xử lý cục bộ, lý tưởng là các dữ liệu này không được gửi đi chuyển tiếp trừ khi có liên quan.Network và Internet
Đây là thành phần thứ 3 và là thành phần tạo nên sự khác biệt trong hệ thống IOT. IOT(vạn vật đều thông qua internet), do đó hệ thống IOT không thể nào thiếu được network và internet đúng không nào!Thành phần này bao gồm một phần cứng kết nối với các thiết bị mô tả ở trên nhằm đưa dữ liệu lên cloud(đám mây), nơi dữ liệu được lưu trữ.Để đưa dữ liệu lên cloud, có 4 giao thức được sử dụng:+ CoAP (Constrained Application Protocol) là giao thức ràng buộc ứng dụng.+ MQTT (Message Queuing Telemetry Transport): giao thức này ít an toàn hơn và được thiết kế cho truyền tải giữa máy với máy.+ HTTP (giao thức web) : là giao thức dùng để truyền dữ liệu giữa các thành phần.+ XMPP (Extensible Messaging and Presence Protocol ) hay còn gọi là giao thức truyền tải thông điệp, tin nhắn (message). Các thông điệp được trao đổi dưới định dạng XML.Vậy là Vietnic-chuyên cung cấp linh kiện điện tử tại Đà Nẵng vừa mới giới thiệu sơ qua cho các bạn về hệ thốngIOT. Sau đây, Vietnic sẽ tiếp tục bài viết với project tạo một ứng dụng giúp bật tắt thiết bị tự động.
Internet Of Things(IOT) là một sự tiến bộ vượt bậc của văn minh nhân loại, khi mà mỗi một đồ vật, con người đều được mã hóa thành một thông tin và có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần phải tương tác trực tiếp giữa người với người, giữa người với máy tính.Một hệ thống IOT cơ bản sẽ bao gồm 3 thành phần chính: cảm biến, xử lý cục bộ và thiết bị lưu, Network và Internet.
Cảm biến là một linh kiện điện tử có nhiệm vụ chuyển đổi dữ liệu từ analog(dữ liệu tương tự) sang dữ liệu digital(dữ liệu số). Dữ liệu analog là những dữ liệu có được từ việc quét các thông số của môi trường.Cảm biến không thực hiện bất kỳ quá trình xử lý nào, do đó chúng không tiêu thụ nhiều năng lượng và có thể hoạt động nhờ pin trong một khoảng thời gian dài.Một số loại cảm biến thường dùng như: cảm biến nhiệt độ, cảm biến tiệm cận, cảm biến ánh sáng,...Xử lý cục bộ và thiết bị lưu
Thiết bị xử lý cục bộ và thiết bị lưu đơn thuần là các vi điều khiển và các board mạch nhúng, chúng có nhiệm vụ xử lý dữ liệu nhận được từ cảm biến.Sau khi thông tin được các cảm biến chuyển đổi từ dữ liệu tương tự sang dữ liệu số, các thiết bị xử lý cục bộ và thiết bị lưu sẽ lưu trữ và xử lý cục bộ, lý tưởng là các dữ liệu này không được gửi đi chuyển tiếp trừ khi có liên quan.Network và Internet
Đây là thành phần thứ 3 và là thành phần tạo nên sự khác biệt trong hệ thống IOT. IOT(vạn vật đều thông qua internet), do đó hệ thống IOT không thể nào thiếu được network và internet đúng không nào!Thành phần này bao gồm một phần cứng kết nối với các thiết bị mô tả ở trên nhằm đưa dữ liệu lên cloud(đám mây), nơi dữ liệu được lưu trữ.Để đưa dữ liệu lên cloud, có 4 giao thức được sử dụng:+ CoAP (Constrained Application Protocol) là giao thức ràng buộc ứng dụng.+ MQTT (Message Queuing Telemetry Transport): giao thức này ít an toàn hơn và được thiết kế cho truyền tải giữa máy với máy.+ HTTP (giao thức web) : là giao thức dùng để truyền dữ liệu giữa các thành phần.+ XMPP (Extensible Messaging and Presence Protocol ) hay còn gọi là giao thức truyền tải thông điệp, tin nhắn (message). Các thông điệp được trao đổi dưới định dạng XML.Vậy là Vietnic-chuyên cung cấp linh kiện điện tử tại Đà Nẵng vừa mới giới thiệu sơ qua cho các bạn về hệ thốngIOT. Sau đây, Vietnic sẽ tiếp tục bài viết với project tạo một ứng dụng giúp bật tắt thiết bị tự động.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: