Vuthanhngoc
Cấp Sắt
Với sự giúp sức của Nga, hệ thống Bắc Đẩu của Trung Quốc như hổ thêm cánh.
Theo sách trắng do Hiệp hội Dịch vụ Vị trí và Hệ thống Vệ tinh Định vị Toàn cầu Trung Quốc (GLAC) công bố, giá trị của các dịch vụ định vị vệ tinh và vị trí của nước này đạt 536,2 tỷ nhân dân tệ (74,2 tỷ USD) vào năm ngoái, tăng 7,09% vào năm 2022.
Ngành công nghiệp tập trung vào hệ thống định vị BeiDou – tương đương với Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của Mỹ – đã bao trùm nhiều lĩnh vực, từ chip và thiết bị đến thuật toán và dữ liệu. Theo báo cáo, hệ thống đã tăng trưởng đều đặn trong những năm gần đây từ mức 12,7 tỷ nhân dân tệ (1,7 tỷ USD) vào năm 2006.
Báo cáo cho biết, với sự phục hồi dần dần của nền kinh tế, chuyển đổi kỹ thuật số và nâng cấp thông minh trong các ngành công nghiệp khác nhau, nhu cầu về thiết bị định vị vệ tinh và dữ liệu không gian-thời gian cũng tăng vọt trong năm ngoái.
Báo cáo cho biết, có 20.000 thực thể thị trường trong lĩnh vực này đã tạo việc làm cho gần 1 triệu người. "Dự kiến ngành sẽ quay trở lại tốc độ phát triển nhanh chóng trong những năm tới", GLAC nhận định.
Các vệ tinh BeiDou đầu tiên được phóng vào năm 2000, và 20 năm sau, Trung Quốc chính thức công bố thế hệ thứ ba cũng như bắt đầu cung cấp dịch vụ cho các đối tác trong Sáng kiến Vành đai và Con đường.
BeiDou và GPS là hai trong bốn nhà cung cấp cốt lõi của hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu, cùng với Hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu của Nga, hay GLONASS, và Galileo của Liên minh châu Âu.
Trong tuyên bố chung nhân chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tuần trước, Bắc Kinh và Moscow đã nhất trí tăng cường hợp tác giữa hai nền tảng BeiDou và GLONASS.
Trung Quốc và Nga cho biết họ sẽ củng cố quan hệ đối tác không gian lâu dài, bao gồm hợp tác về hệ thống định vị cũng như các chương trình không gian, chẳng hạn như kế hoạch xây dựng trạm nghiên cứu khoa học quốc tế trên mặt trăng.
Năm 2018, một thỏa thuận đã được ký kết giữa hai chính phủ có tên "Hợp tác sử dụng BeiDou và GLONASS vì mục đích hòa bình" đã hình thành.
"Điều này chứng minh BeiDou có khả năng cung cấp dịch vụ điều hướng toàn cầu trong nhiều lĩnh vực khác nhau", SCMP dẫn tuyên bố từ Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc.
Sách trắng cho biết, sự tiến bộ liên tục trong tầm ảnh hưởng quốc tế của BeiDou sẽ thúc đẩy các ứng dụng ở nước ngoài.
"Một số doanh nghiệp trong nước đang mở rộng mạnh mẽ thị trường nước ngoài và doanh thu liên quan đang tăng trưởng đáng kể, đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm là 15%".
BeiDou được sử dụng rộng rãi trong điện thoại thông minh, thiết bị đeo và các sản phẩm tiêu dùng khác. Năm ngoái, 98% điện thoại thông minh sản xuất trong nước hỗ trợ chức năng định vị BeiDou.
Được hoàn thành vào năm 2020, Bắc Đẩu hiện có 56 vệ tinh trong mạng lưới, là một trong những nỗ lực của Trung Quốc về tự chủ công nghệ, trong bối cảnh quan hệ với Mỹ ngày càng căng thẳng.
Bắc Đẩu hiện được ứng dụng nhiều trong giao thông nội địa, thông tin liên lạc và nông nghiệp, trở thành nền tảng đa năng được so sánh là đối thủ lớn nhất, thậm chí vượt trội so với GPS.
Tương tự như phiên bản của Mỹ và Nga, Bắc Đẩu có cả hệ thống quân sự và dân sự. Giới quan sát đánh giá, BeiDou có nhiều vệ tinh hơn GPS hoặc bất kỳ hệ thống nào khác.
Nền tảng cũng có số lượng trạm giám sát ở các quốc gia khác gấp mười lần số lượng đã được triển khai cho GPS. Kết quả là ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, độ chính xác của BeiDou tốt hơn nhiều.
Nikkei Asia từng nhận định vào năm 2020 rằng BeiDou đã "làm lu mờ" GPS ở 165 quốc gia.
Nguồn: VieclamIT
"Bắc Đẩu" được Nga trợ giúp
Theo một báo cáo mới, thị trường định vị toàn cầu của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh chóng trong những năm tới trong bối cảnh nước này nỗ lực củng cố nền tảng của hệ thống BeiDou (Bắc Đẩu) nội địa và mở rộng thị trường nước ngoài.Theo sách trắng do Hiệp hội Dịch vụ Vị trí và Hệ thống Vệ tinh Định vị Toàn cầu Trung Quốc (GLAC) công bố, giá trị của các dịch vụ định vị vệ tinh và vị trí của nước này đạt 536,2 tỷ nhân dân tệ (74,2 tỷ USD) vào năm ngoái, tăng 7,09% vào năm 2022.
Ngành công nghiệp tập trung vào hệ thống định vị BeiDou – tương đương với Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của Mỹ – đã bao trùm nhiều lĩnh vực, từ chip và thiết bị đến thuật toán và dữ liệu. Theo báo cáo, hệ thống đã tăng trưởng đều đặn trong những năm gần đây từ mức 12,7 tỷ nhân dân tệ (1,7 tỷ USD) vào năm 2006.
Báo cáo cho biết, với sự phục hồi dần dần của nền kinh tế, chuyển đổi kỹ thuật số và nâng cấp thông minh trong các ngành công nghiệp khác nhau, nhu cầu về thiết bị định vị vệ tinh và dữ liệu không gian-thời gian cũng tăng vọt trong năm ngoái.
Báo cáo cho biết, có 20.000 thực thể thị trường trong lĩnh vực này đã tạo việc làm cho gần 1 triệu người. "Dự kiến ngành sẽ quay trở lại tốc độ phát triển nhanh chóng trong những năm tới", GLAC nhận định.
Các vệ tinh BeiDou đầu tiên được phóng vào năm 2000, và 20 năm sau, Trung Quốc chính thức công bố thế hệ thứ ba cũng như bắt đầu cung cấp dịch vụ cho các đối tác trong Sáng kiến Vành đai và Con đường.
BeiDou và GPS là hai trong bốn nhà cung cấp cốt lõi của hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu, cùng với Hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu của Nga, hay GLONASS, và Galileo của Liên minh châu Âu.
Trong tuyên bố chung nhân chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tuần trước, Bắc Kinh và Moscow đã nhất trí tăng cường hợp tác giữa hai nền tảng BeiDou và GLONASS.
Trung Quốc và Nga cho biết họ sẽ củng cố quan hệ đối tác không gian lâu dài, bao gồm hợp tác về hệ thống định vị cũng như các chương trình không gian, chẳng hạn như kế hoạch xây dựng trạm nghiên cứu khoa học quốc tế trên mặt trăng.
Năm 2018, một thỏa thuận đã được ký kết giữa hai chính phủ có tên "Hợp tác sử dụng BeiDou và GLONASS vì mục đích hòa bình" đã hình thành.
Vươn ra biển lớn
BeiDou đã được Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế công nhận là một trong những tiêu chuẩn của tổ chức này vào tháng 11/2023, trở thành hệ thống định vị vệ tinh phổ biến cho các chuyến bay dân dụng trên toàn cầu."Điều này chứng minh BeiDou có khả năng cung cấp dịch vụ điều hướng toàn cầu trong nhiều lĩnh vực khác nhau", SCMP dẫn tuyên bố từ Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc.
Sách trắng cho biết, sự tiến bộ liên tục trong tầm ảnh hưởng quốc tế của BeiDou sẽ thúc đẩy các ứng dụng ở nước ngoài.
"Một số doanh nghiệp trong nước đang mở rộng mạnh mẽ thị trường nước ngoài và doanh thu liên quan đang tăng trưởng đáng kể, đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm là 15%".
BeiDou được sử dụng rộng rãi trong điện thoại thông minh, thiết bị đeo và các sản phẩm tiêu dùng khác. Năm ngoái, 98% điện thoại thông minh sản xuất trong nước hỗ trợ chức năng định vị BeiDou.
Được hoàn thành vào năm 2020, Bắc Đẩu hiện có 56 vệ tinh trong mạng lưới, là một trong những nỗ lực của Trung Quốc về tự chủ công nghệ, trong bối cảnh quan hệ với Mỹ ngày càng căng thẳng.
Bắc Đẩu hiện được ứng dụng nhiều trong giao thông nội địa, thông tin liên lạc và nông nghiệp, trở thành nền tảng đa năng được so sánh là đối thủ lớn nhất, thậm chí vượt trội so với GPS.
Tương tự như phiên bản của Mỹ và Nga, Bắc Đẩu có cả hệ thống quân sự và dân sự. Giới quan sát đánh giá, BeiDou có nhiều vệ tinh hơn GPS hoặc bất kỳ hệ thống nào khác.
Nền tảng cũng có số lượng trạm giám sát ở các quốc gia khác gấp mười lần số lượng đã được triển khai cho GPS. Kết quả là ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, độ chính xác của BeiDou tốt hơn nhiều.
Nikkei Asia từng nhận định vào năm 2020 rằng BeiDou đã "làm lu mờ" GPS ở 165 quốc gia.
Nguồn: VieclamIT