Hiện nhu cầu thuê thám tử tư trong xã hội là có thật và để đáp ứng thì các dịch vụ thám tử đang nở rộ. Tuy nhiên, do hành lang pháp lý chưa rõ ràng nên đôi khi sẽ có nhiều người hỏi rằng việc thuê thám tử tư hay các công ty dịch vụ thám tử có phạm luật?. Hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này.
Hiện nay, khi gõ cụm từ “dịch vụ thám tử” vào thanh công cụ tìm kiếm của Google, chỉ trong vòng 0,61 giây đã cho ra hơn 7 triệu kết quả với hàng loạt website giới thiệu của các công ty, văn phòng dịch vụ thám tử tư với những lời giới thiệu, quảng cáo ấn tượng… Theo lời giới thiệu của một số website, khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ này, khách hàng chỉ việc liên hệ với đường dây nóng có trên website để nhận được tư vấn. Việc thỏa thuận thuê thám tử sẽ được ràng buộc bằng hợp đồng, khách chỉ việc chuyển khoản số tiền phí dịch vụ và chờ kết quả điều tra. Mọi thông tin về khách hàng hay đối tượng theo dõi được cam kết sẽ bảo mật.
Nhiều mâu thuẫn, không đồng nhất trong quy định
Luật sư Giang Hồng Thanh, Văn phòng Luật sư Giang Thanh cho rằng, hiện nay pháp luật quy định về lĩnh vực thám tử tư (hay còn gọi là điều tra, thu thập thông tin bí mật) còn nhiều mâu thuẫn, chưa thống nhất. Theo Luật Đầu tư, dịch vụ thám tử tư không thuộc lĩnh vực cấm hoạt động. Tuy nhiên, theo Nghị định 59 hướng dẫn Luật Thương mại 2005, dịch vụ “Điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” lại bị cấm.
Nếu theo nguyên tắc “Các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn” và nguyên tắc “nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà luật không cấm” (Luật Đầu tư) thì dịch vụ thám tử tư được phép hoạt động.
Trong khi đó, theo quy định của Hiến pháp, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định: “Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ” và “Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý”.
Vì thế, theo luật sư Thanh, dịch vụ thám tử tư không bị cấm hoạt động nhưng người thực hiện dịch vụ này lại không được xâm phạm đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân (là bản chất chính của hoạt động thám tử tư). Do đó, nếu muốn hoạt động dịch vụ thám tử tư để thu thập, cung cấp thông tin người khác thì bắt buộc “phải vi phạm” Hiến pháp và Bộ luật Dân sự!
Nguồn: Thám tử uy tín nhất
Hiện nay, khi gõ cụm từ “dịch vụ thám tử” vào thanh công cụ tìm kiếm của Google, chỉ trong vòng 0,61 giây đã cho ra hơn 7 triệu kết quả với hàng loạt website giới thiệu của các công ty, văn phòng dịch vụ thám tử tư với những lời giới thiệu, quảng cáo ấn tượng… Theo lời giới thiệu của một số website, khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ này, khách hàng chỉ việc liên hệ với đường dây nóng có trên website để nhận được tư vấn. Việc thỏa thuận thuê thám tử sẽ được ràng buộc bằng hợp đồng, khách chỉ việc chuyển khoản số tiền phí dịch vụ và chờ kết quả điều tra. Mọi thông tin về khách hàng hay đối tượng theo dõi được cam kết sẽ bảo mật.
Nhiều mâu thuẫn, không đồng nhất trong quy định
Luật sư Giang Hồng Thanh, Văn phòng Luật sư Giang Thanh cho rằng, hiện nay pháp luật quy định về lĩnh vực thám tử tư (hay còn gọi là điều tra, thu thập thông tin bí mật) còn nhiều mâu thuẫn, chưa thống nhất. Theo Luật Đầu tư, dịch vụ thám tử tư không thuộc lĩnh vực cấm hoạt động. Tuy nhiên, theo Nghị định 59 hướng dẫn Luật Thương mại 2005, dịch vụ “Điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” lại bị cấm.
Nếu theo nguyên tắc “Các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn” và nguyên tắc “nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà luật không cấm” (Luật Đầu tư) thì dịch vụ thám tử tư được phép hoạt động.
Trong khi đó, theo quy định của Hiến pháp, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định: “Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ” và “Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý”.
Vì thế, theo luật sư Thanh, dịch vụ thám tử tư không bị cấm hoạt động nhưng người thực hiện dịch vụ này lại không được xâm phạm đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân (là bản chất chính của hoạt động thám tử tư). Do đó, nếu muốn hoạt động dịch vụ thám tử tư để thu thập, cung cấp thông tin người khác thì bắt buộc “phải vi phạm” Hiến pháp và Bộ luật Dân sự!
Nguồn: Thám tử uy tín nhất