Trong một nhà máy cơ khí, để sản xuất ra một sản phẩm cơ khí (chi tiết, cụm cơ cấu, thiết bị…) đòi hỏi phải trải qua một quy trình sản xuất phức tạp để tạo nên chi tiết thành phẩm với hình dáng, kích thước và chất lượng theo yêu cầu.
Các yếu tố cần thiết trong quản lý sản xuất cơ khí
- Máy móc sử dụng trong quá trình sản xuất: gia công cơ khí bằng laser, gia công cơ khí bằng máy CNC. Việc sử dụng các loại máy này giúp quá trình sản xuất diễn ra nhanh hơn, tiết kiệm công sức, vật liệu của người gia công và tăng độ chính xác, sắc nét và độ sáng bóng cho thành phẩm.
- Vật liệu sử dụng trong sản xuất cơ khí: inox, sắt, thép, nhôm…
- Công nghệ ứng dụng trong quá trình sản xuất
Quy trình sản xuất sản phẩm cơ khí
- Thiết kế bản vẽ
Khi thiết kế bản vẽ phải đạt được các yêu cầu kỹ thuật cần thiết của sản phẩm cũng như đáp ứng các công nghệ hiện đại tại mỗi thời điểm.
Việc đầu tiên để tạo ra những chi tiết máy hoàn hảo, chúng ta cần phải nghiên cứu chi tiết bản vẽ, tìm hiểu kỹ chức năng của từng bộ phận và phân loại chúng.
- Xác định dạng sản xuất
Dạng sản xuất được chia ra dạng sản xuất đơn chiếc, dạng sản xuất hàng loạt, dạng sản xuất hàng khối.
Dạng sản xuất là một khái niệm đặc trưng cho biết các thông tin về đối tượng sản xuất (sản lượng, tính chất ổn định …). Căn cứ vào dạng sản xuất để xác định đường lối, biện pháp công nghệ và tổ chức sản xuất để chế tạo sản phẩm bảo đảm chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi
Chọn phôi hợp lý không những bảo đảm cơ tính của chi tiết gia công mà còn giảm chi phí về vật liệu và chi phí gia công, nâng cao năng suất và hạ giá thành sản phẩm.
Chọn phôi phù hợp với yêu cầu của sản phẩm.
Kích thước của phôi được xác định theo lượng dư gia công trong quy trình công nghệ.
Các vật liệu thường để chế tạo phôi : Thép, gang, nhựa, đồng, nhôm ....
- Xác định thứ tự gia công
Thứ tự gia công các bề mặt của chi tiết máy phụ thuộc vào tính logic của quá trình biến đổi trạng thái, tính chất của chi tiết máy, phụ thuộc vào lý thuyết về chuẩn công nghệ và điều kiện sản xuất cụ thể.
Khi thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết máy phải xác định hợp lý thứ tự các nguyên công, các bước sao cho chu trình gia công hoàn chỉnh một chi tiết là ngắn nhất, bảo đảm chất lượng gia công với chi phí thấp nhất.
- Chọn thiết bị cho các nguyên công: Công việc chọn hợp lý thiết bị, dụng cụ, gá lắp có ảnh hưởng lớn tới chất lượng, năng suất và giá thành gia công chi tiết. Vì thế, khi thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết cần phân tích, cân nhắc kỹ lưỡng khi xác định, lựa chọn thiết bị, dụng cụ, gá lắp…
- Xác định lượng dư gia công cho các nguyên công: Sau khi đưa ra các phương án công nghệ để gia công chi tiết, thông thường người ta tiến hành so sánh các phương án để chọn ra một phương án hiệu quả, hợp lý nhất trong điều kiện sản xuất đã cho. Từ phương án quy trình công nghệ được lựa chọn sẽ xây dựng các tài liệu, các phiếu công nghệ để hướng dẫn sản xuất và phục vụ công việc quản lý, theo dõi, tính toán…
- Gia công sản phẩm trên máy móc
- Kiểm tra sản phẩm gia công
Công ty TNHH Thiết bị Suntech Việt Nam là một trong những công ty dẫn đầu trong ngành cơ khí, với nhiều năm kinh nghiệm và đúc kết, chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ những điều đó.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
VPGD: Số 1, Ngõ 220, Đường Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0966562568 - 0988616229
Điện thoại: 0973954083
Email: [email protected]
Các yếu tố cần thiết trong quản lý sản xuất cơ khí
- Máy móc sử dụng trong quá trình sản xuất: gia công cơ khí bằng laser, gia công cơ khí bằng máy CNC. Việc sử dụng các loại máy này giúp quá trình sản xuất diễn ra nhanh hơn, tiết kiệm công sức, vật liệu của người gia công và tăng độ chính xác, sắc nét và độ sáng bóng cho thành phẩm.
- Vật liệu sử dụng trong sản xuất cơ khí: inox, sắt, thép, nhôm…
- Công nghệ ứng dụng trong quá trình sản xuất
Quy trình sản xuất sản phẩm cơ khí
- Thiết kế bản vẽ
Khi thiết kế bản vẽ phải đạt được các yêu cầu kỹ thuật cần thiết của sản phẩm cũng như đáp ứng các công nghệ hiện đại tại mỗi thời điểm.
Việc đầu tiên để tạo ra những chi tiết máy hoàn hảo, chúng ta cần phải nghiên cứu chi tiết bản vẽ, tìm hiểu kỹ chức năng của từng bộ phận và phân loại chúng.
- Xác định dạng sản xuất
Dạng sản xuất được chia ra dạng sản xuất đơn chiếc, dạng sản xuất hàng loạt, dạng sản xuất hàng khối.
Dạng sản xuất là một khái niệm đặc trưng cho biết các thông tin về đối tượng sản xuất (sản lượng, tính chất ổn định …). Căn cứ vào dạng sản xuất để xác định đường lối, biện pháp công nghệ và tổ chức sản xuất để chế tạo sản phẩm bảo đảm chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi
Chọn phôi hợp lý không những bảo đảm cơ tính của chi tiết gia công mà còn giảm chi phí về vật liệu và chi phí gia công, nâng cao năng suất và hạ giá thành sản phẩm.
Chọn phôi phù hợp với yêu cầu của sản phẩm.
Kích thước của phôi được xác định theo lượng dư gia công trong quy trình công nghệ.
Các vật liệu thường để chế tạo phôi : Thép, gang, nhựa, đồng, nhôm ....
- Xác định thứ tự gia công
Thứ tự gia công các bề mặt của chi tiết máy phụ thuộc vào tính logic của quá trình biến đổi trạng thái, tính chất của chi tiết máy, phụ thuộc vào lý thuyết về chuẩn công nghệ và điều kiện sản xuất cụ thể.
Khi thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết máy phải xác định hợp lý thứ tự các nguyên công, các bước sao cho chu trình gia công hoàn chỉnh một chi tiết là ngắn nhất, bảo đảm chất lượng gia công với chi phí thấp nhất.
- Chọn thiết bị cho các nguyên công: Công việc chọn hợp lý thiết bị, dụng cụ, gá lắp có ảnh hưởng lớn tới chất lượng, năng suất và giá thành gia công chi tiết. Vì thế, khi thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết cần phân tích, cân nhắc kỹ lưỡng khi xác định, lựa chọn thiết bị, dụng cụ, gá lắp…
- Xác định lượng dư gia công cho các nguyên công: Sau khi đưa ra các phương án công nghệ để gia công chi tiết, thông thường người ta tiến hành so sánh các phương án để chọn ra một phương án hiệu quả, hợp lý nhất trong điều kiện sản xuất đã cho. Từ phương án quy trình công nghệ được lựa chọn sẽ xây dựng các tài liệu, các phiếu công nghệ để hướng dẫn sản xuất và phục vụ công việc quản lý, theo dõi, tính toán…
- Gia công sản phẩm trên máy móc
- Kiểm tra sản phẩm gia công
Công ty TNHH Thiết bị Suntech Việt Nam là một trong những công ty dẫn đầu trong ngành cơ khí, với nhiều năm kinh nghiệm và đúc kết, chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ những điều đó.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
VPGD: Số 1, Ngõ 220, Đường Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0966562568 - 0988616229
Điện thoại: 0973954083
Email: [email protected]