N
Nội Thất Vision
Guest
Phong thủy nhà ở là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm, bởi nó quyết định đến vận mệnh tương lai của cả gia đình. Vậy bố trí không gian, đặt đồ đạc trong nhà như thế nào cho đúng để mọi sự đều hanh thông, tốt đẹp? Và nếu trót sai phạm thì phải hóa giải như thế nào? Tất cả thông tin đã có trong bài viết dưới đây mà Nội Thất Vision chia sẻ:
1. Phong thủy nhà ở là gì?
Phong thủy vốn dĩ là một phạm trù của khoa học chứ không phải là mê tín như nhiều người vẫn nghĩ. Theo Wikipedia "Phong thủy (chữ Hán:風水) là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống hoạ phúc của con người".
Trong đó:
Phong là gió
Thủy là nước
Trên thực tế, ngay từ xa xưa con người đã chú trọng đến các yếu tố về phong thủy nhà ở. Truyền thuyết từ thời Hùng Vương dựng nước đã quan tâm tới việc tìm đất đóng đô, góp phần không nhỏ vào sự phát triển hưng thịnh của quốc gia Văn Lang.
Các thành ngữ dân gian như "chọn đất mà ở", "gần nước hướng về mặt trời", "nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm"… cho thấy từ lâu con người đã ý thức rất rõ về sự khác biệt giữa vị trí nhà ở và cách sắp xếp đồ đạc trong nhà.
Hiểu một cách đầy đủ nhất, phong thủy là kết quả của tri thức nghiên cứu về các quy luật tương tác của thiên nhiên, môi trường, bố cục đồ đạc, mặt bằng không gian sống và phương pháp thay đổi những tác động đó tới cuộc sống con người.
2. Phong thủy nhà ở trong thiết kế nội thất uy tín và điều cần phải biết
2.1. Kiến thức phong thủy nhà ở cơ bản
2.1.1. Thế nào là nhà ở hợp phong thủy?
Ngôi nhà có phong thủy tốt sẽ đem lại sự tốt lành, hưng vượng cho gia chủ sinh sống trong đó. Để được coi là hợp phong thủy, ngôi nhà cần hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận lợi từ : địa hình đất, phương vị, có sự thông thoáng và sự tác động vừa phải của cả nắng, gió tới ngôi nhà.
2.1.2. Phong thủy nhà ở hợp mệnh gia chủ
Phong thủy tốt cũng có nghĩa là phương hướng nhà, đồ đạc trong nhà phải phù hợp với tuổi và bản mệnh của gia chủ. Nếu chủ nhân ngôi nhà mệnh Thổ, nên chọn tông màu vàng, nâu, đỏ… làm màu chủ đạo khi bài trí nội thất cho căn nhà.
Ngoài ra, phong thủy nhà ở cũng nên tránh đồ nặng nề, như trụ đá hoặc bàn ghế hình vuông. Tốt nhất, nên trang trí nhẹ nhàng, có cây xanh để tạo ra sự thư giãn cho người ở.
Sử dụng thước lỗ ban để đo kích thước nhà phong thủy theo hướng trong nhà giúp chúng nắm được hướng tốt xấu có hợp mệnh gia chủ không sẽ chính xác hơn
2.1.3. Tàng phong tụ khí là gì?
Theo các chuyên gia phong thủy, khi chọn đất xây nhà cần chọn nơi thoáng khí. Chọn nơi thoáng khí không có nghĩa là chọn nơi gió thổi mạnh. Bởi trong phong thủy, gió thổi quá mạnh sẽ khiến tài lộc không thể tụ lại trong ngôi nhà.
Trong sắp xếp đồ đạc, cũng cần hướng đến sự gọn gàng, tạo cảm giác thông thoáng cho không gian sinh sống. Nên bài trí cho các luồng khí tập trung tại chính trung tâm của căn nhà.
Nếu căn nhà có diện tích rộng, cần quan tâm sắp xếp sao cho gió không thổi một mạch từ trước ra sau. Ngược lại, nhà có diện tích hạn chế cần kiêng kỵ sự lộn xộn, để ngôi nhà luôn được thông thoáng.
2.1.4. Đủ ánh sáng tự nhiên
Ánh sáng mặt trời là yếu tố rất được chú trọng trong phong thủy nhà ở. Căn nhà có nhiều ánh sáng tự nhiên, thông gió, thoáng khí sẽ tốt cho cả sức khỏe và tài lộc của gia chủ.
Do đó, hãy chú ý tới việc sắp xếp nội thất để không món đồ nào chặn nguồn ánh sáng và nguồn khí lưu thông vào căn nhà của quý khách hàng.
2.1.5. Thêm màu sắc tương sinh cho căn nhà
Màu xanh lá cây được xem là màu sắc lành mạnh, tốt cho trạng thái tinh thần và góp phần nâng cao sức khỏe. Do đó, nếu được nên bố trí nhiều cây xanh trong nhà.
Màu trắng cũng giúp trung hòa cảm xúc, do vậy cũng có thể dùng màu này để trang trí nhà cửa.
phòng ngủ không nên sử dụng màu đỏ. Màu cam sẽ hợp với phòng của trẻ nhỏ và phòng làm việc nên sử dụng gam màu gợi sự vui vẻ, lạc quan như màu xanh, màu trắng sữa.
2.2. Nguyên tắc phong thủy nhà ở
Đáp ứng các nguyên tắc trong phong thủy nhà ở ngay từ khi xây dựng ngôi nhà và lên ý tưởng sắp xếp đồ đạc sẽ giúp giữ lại chân khí, xua tan ám khí. Qua đó, đem lại vượng phúc cho gia đình, tránh bệnh tật và đẩy lùi những điều không may mắn.
2.2.1. Nhà phải tọa hướng vượng
Chọn được hướng tốt, hợp với tuổi tác và cung mệnh của gia chủ là việc quan trọng hàng đầu trong phong thủy nhà ở. Chọn đúng hướng vượng, gia đạo sẽ bình an, vô sự, cung tài lộc vậy nên cũng dồi dào. Ngược lại, nếu hướng nhà xấu sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, công việc làm ăn, tiền tài cũng chính vì thế mà không được thuận lợi.
2.2.2. Cửa chính không bị phạm
Cửa chính không chỉ có tác dụng ra vào mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đón sinh khí và tài lộc. Do đó, cửa chính phải có kích thước, tỷ lệ, kiểu dáng hợp lý. Phải đặt ở cung sinh khí, diên niên mới có thể đón vượng khí.
Không nên thiết kế cửa trước và cửa hậu đối diện nhau. Mở cửa nhìn thấy bếp đầu tiên cũng không có lợi về mặt tiền bạc. Nhà vệ sinh gần cửa ra vào cũng không đem lại dòng năng lượng tốt lành cho ngôi nhà. Một điều cũng cần lưu ý là không nên đặt gương trước cửa, bởi nó sẽ cản trở các nguồn năng lượng tốt đi vào nhà.
2.2.3. Sắp xếp đồ đạc từng phòng đúng phong thủy
Sắp xếp đồ đạc trong nhà không những phải đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, đáp ứng được mong muốn sử dụng mà còn phải sắp xếp phù hợp về mặt phong thủy. Cụ thể:
Phòng khách:
Phải thông thoáng, tầm nhìn không bị che chắn. Sắp xếp đồ đạc hợp lý, đón được ánh sáng tự nhiên.
Không nên dùng các loại đèn hình ống, như đèn tuýp.
Trần phòng khách có thể trang trí để không gian có điểm nhấn và thêm sinh động.
Chỉ nên có 1 bộ sofa trong không gian phòng khách.
Ghế dài sofa không gian phòng khách nên nằm hướng ra lối vào nhà để đón khách thì mới có quý nhân giúp đỡ cho gia chủ khi cần.
Tránh bày biện quá sơ sài, cũng không nên bề bộn, nhồi nhét đồ đạc quá mức.
Nhà bếp và phòng ăn:
Nhà bếp và phòng ăn liền nhau.
Vị trí bàn ăn nên đặt ở giữa nhà, có đường đi lối lại thuận tiện.
Bàn ghế có thể sử dụng hình dạng tròn, bầu dục hoặc vuông đều được.
Bếp ga không nên đối diện với đầu vòi nước.
Không đặt bếp ngược cửa ra vào.
Không đặt bếp gần tủ lạnh, không đặt gần không gian phòng ngủ do quá trình nấu nướng sinh ra những khí không tốt cho sức khỏe.
Phòng ngủ:
Giường ngủ phải đặt sát tường, theo hướng tốt.
Không đặt giường ngủ sát cửa sổ để tránh khí quá mạnh.
Giường ngủ tuyệt đối không quay chân ra hướng cửa phòng.
không gian phòng ngủ tránh dùng màu nóng như màu đỏ, cũng không nên dùng màu đen.
Đồ nội thất lấy hình vuông làm chủ đạo, không nên có cửa sổ tròn, bàn tròn, tủ tường hình bán nguyệt hoặc bất kỳ đồ vật nào có hình dạng trụ, tròn.
Gương trên bàn trang điểm không nên đối diện với giường nằm.
Trần không gian phòng ngủ không nên trang trí thêm đồ vật gì, bởi có thể tạo cảm giác bất an, áp lực khi ngủ, khiến giấc ngủ không được trọn vẹn.
Không sử dụng đồ nội thất có chất liệu từ kim loại như: tủ sắt, giá sắt… sẽ tạo ra cảm giác lạnh lẽo, khó ngủ.
Phòng tắm và nhà vệ sinh:
Phòng tắm và nhà vệ sinh không nên đối diện với phòng bếp.
Nên dùng màu sắc trắng sáng, tạo cảm giác sạch sẽ, thoáng mát.
Chỉ sử dụng những đồ vật cần thiết, tránh nhồi nhét quá nhiều đồ đạc.
Khi không sử dụng, nắp bồn cầu phải luôn được đóng lại.
Cửa nhà vệ cũng luôn luôn phải được đóng kín.
1. Phong thủy nhà ở là gì?
Phong thủy vốn dĩ là một phạm trù của khoa học chứ không phải là mê tín như nhiều người vẫn nghĩ. Theo Wikipedia "Phong thủy (chữ Hán:風水) là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống hoạ phúc của con người".
Trong đó:
Phong là gió
Thủy là nước
Trên thực tế, ngay từ xa xưa con người đã chú trọng đến các yếu tố về phong thủy nhà ở. Truyền thuyết từ thời Hùng Vương dựng nước đã quan tâm tới việc tìm đất đóng đô, góp phần không nhỏ vào sự phát triển hưng thịnh của quốc gia Văn Lang.
Các thành ngữ dân gian như "chọn đất mà ở", "gần nước hướng về mặt trời", "nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm"… cho thấy từ lâu con người đã ý thức rất rõ về sự khác biệt giữa vị trí nhà ở và cách sắp xếp đồ đạc trong nhà.
Hiểu một cách đầy đủ nhất, phong thủy là kết quả của tri thức nghiên cứu về các quy luật tương tác của thiên nhiên, môi trường, bố cục đồ đạc, mặt bằng không gian sống và phương pháp thay đổi những tác động đó tới cuộc sống con người.
2. Phong thủy nhà ở trong thiết kế nội thất uy tín và điều cần phải biết
2.1. Kiến thức phong thủy nhà ở cơ bản
2.1.1. Thế nào là nhà ở hợp phong thủy?
Ngôi nhà có phong thủy tốt sẽ đem lại sự tốt lành, hưng vượng cho gia chủ sinh sống trong đó. Để được coi là hợp phong thủy, ngôi nhà cần hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận lợi từ : địa hình đất, phương vị, có sự thông thoáng và sự tác động vừa phải của cả nắng, gió tới ngôi nhà.
2.1.2. Phong thủy nhà ở hợp mệnh gia chủ
Phong thủy tốt cũng có nghĩa là phương hướng nhà, đồ đạc trong nhà phải phù hợp với tuổi và bản mệnh của gia chủ. Nếu chủ nhân ngôi nhà mệnh Thổ, nên chọn tông màu vàng, nâu, đỏ… làm màu chủ đạo khi bài trí nội thất cho căn nhà.
Ngoài ra, phong thủy nhà ở cũng nên tránh đồ nặng nề, như trụ đá hoặc bàn ghế hình vuông. Tốt nhất, nên trang trí nhẹ nhàng, có cây xanh để tạo ra sự thư giãn cho người ở.
Sử dụng thước lỗ ban để đo kích thước nhà phong thủy theo hướng trong nhà giúp chúng nắm được hướng tốt xấu có hợp mệnh gia chủ không sẽ chính xác hơn
2.1.3. Tàng phong tụ khí là gì?
Theo các chuyên gia phong thủy, khi chọn đất xây nhà cần chọn nơi thoáng khí. Chọn nơi thoáng khí không có nghĩa là chọn nơi gió thổi mạnh. Bởi trong phong thủy, gió thổi quá mạnh sẽ khiến tài lộc không thể tụ lại trong ngôi nhà.
Trong sắp xếp đồ đạc, cũng cần hướng đến sự gọn gàng, tạo cảm giác thông thoáng cho không gian sinh sống. Nên bài trí cho các luồng khí tập trung tại chính trung tâm của căn nhà.
Nếu căn nhà có diện tích rộng, cần quan tâm sắp xếp sao cho gió không thổi một mạch từ trước ra sau. Ngược lại, nhà có diện tích hạn chế cần kiêng kỵ sự lộn xộn, để ngôi nhà luôn được thông thoáng.
2.1.4. Đủ ánh sáng tự nhiên
Ánh sáng mặt trời là yếu tố rất được chú trọng trong phong thủy nhà ở. Căn nhà có nhiều ánh sáng tự nhiên, thông gió, thoáng khí sẽ tốt cho cả sức khỏe và tài lộc của gia chủ.
Do đó, hãy chú ý tới việc sắp xếp nội thất để không món đồ nào chặn nguồn ánh sáng và nguồn khí lưu thông vào căn nhà của quý khách hàng.
2.1.5. Thêm màu sắc tương sinh cho căn nhà
Màu xanh lá cây được xem là màu sắc lành mạnh, tốt cho trạng thái tinh thần và góp phần nâng cao sức khỏe. Do đó, nếu được nên bố trí nhiều cây xanh trong nhà.
Màu trắng cũng giúp trung hòa cảm xúc, do vậy cũng có thể dùng màu này để trang trí nhà cửa.
phòng ngủ không nên sử dụng màu đỏ. Màu cam sẽ hợp với phòng của trẻ nhỏ và phòng làm việc nên sử dụng gam màu gợi sự vui vẻ, lạc quan như màu xanh, màu trắng sữa.
2.2. Nguyên tắc phong thủy nhà ở
Đáp ứng các nguyên tắc trong phong thủy nhà ở ngay từ khi xây dựng ngôi nhà và lên ý tưởng sắp xếp đồ đạc sẽ giúp giữ lại chân khí, xua tan ám khí. Qua đó, đem lại vượng phúc cho gia đình, tránh bệnh tật và đẩy lùi những điều không may mắn.
2.2.1. Nhà phải tọa hướng vượng
Chọn được hướng tốt, hợp với tuổi tác và cung mệnh của gia chủ là việc quan trọng hàng đầu trong phong thủy nhà ở. Chọn đúng hướng vượng, gia đạo sẽ bình an, vô sự, cung tài lộc vậy nên cũng dồi dào. Ngược lại, nếu hướng nhà xấu sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, công việc làm ăn, tiền tài cũng chính vì thế mà không được thuận lợi.
2.2.2. Cửa chính không bị phạm
Cửa chính không chỉ có tác dụng ra vào mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đón sinh khí và tài lộc. Do đó, cửa chính phải có kích thước, tỷ lệ, kiểu dáng hợp lý. Phải đặt ở cung sinh khí, diên niên mới có thể đón vượng khí.
Không nên thiết kế cửa trước và cửa hậu đối diện nhau. Mở cửa nhìn thấy bếp đầu tiên cũng không có lợi về mặt tiền bạc. Nhà vệ sinh gần cửa ra vào cũng không đem lại dòng năng lượng tốt lành cho ngôi nhà. Một điều cũng cần lưu ý là không nên đặt gương trước cửa, bởi nó sẽ cản trở các nguồn năng lượng tốt đi vào nhà.
2.2.3. Sắp xếp đồ đạc từng phòng đúng phong thủy
Sắp xếp đồ đạc trong nhà không những phải đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, đáp ứng được mong muốn sử dụng mà còn phải sắp xếp phù hợp về mặt phong thủy. Cụ thể:
Phòng khách:
Phải thông thoáng, tầm nhìn không bị che chắn. Sắp xếp đồ đạc hợp lý, đón được ánh sáng tự nhiên.
Không nên dùng các loại đèn hình ống, như đèn tuýp.
Trần phòng khách có thể trang trí để không gian có điểm nhấn và thêm sinh động.
Chỉ nên có 1 bộ sofa trong không gian phòng khách.
Ghế dài sofa không gian phòng khách nên nằm hướng ra lối vào nhà để đón khách thì mới có quý nhân giúp đỡ cho gia chủ khi cần.
Tránh bày biện quá sơ sài, cũng không nên bề bộn, nhồi nhét đồ đạc quá mức.
Nhà bếp và phòng ăn:
Nhà bếp và phòng ăn liền nhau.
Vị trí bàn ăn nên đặt ở giữa nhà, có đường đi lối lại thuận tiện.
Bàn ghế có thể sử dụng hình dạng tròn, bầu dục hoặc vuông đều được.
Bếp ga không nên đối diện với đầu vòi nước.
Không đặt bếp ngược cửa ra vào.
Không đặt bếp gần tủ lạnh, không đặt gần không gian phòng ngủ do quá trình nấu nướng sinh ra những khí không tốt cho sức khỏe.
Phòng ngủ:
Giường ngủ phải đặt sát tường, theo hướng tốt.
Không đặt giường ngủ sát cửa sổ để tránh khí quá mạnh.
Giường ngủ tuyệt đối không quay chân ra hướng cửa phòng.
không gian phòng ngủ tránh dùng màu nóng như màu đỏ, cũng không nên dùng màu đen.
Đồ nội thất lấy hình vuông làm chủ đạo, không nên có cửa sổ tròn, bàn tròn, tủ tường hình bán nguyệt hoặc bất kỳ đồ vật nào có hình dạng trụ, tròn.
Gương trên bàn trang điểm không nên đối diện với giường nằm.
Trần không gian phòng ngủ không nên trang trí thêm đồ vật gì, bởi có thể tạo cảm giác bất an, áp lực khi ngủ, khiến giấc ngủ không được trọn vẹn.
Không sử dụng đồ nội thất có chất liệu từ kim loại như: tủ sắt, giá sắt… sẽ tạo ra cảm giác lạnh lẽo, khó ngủ.
Phòng tắm và nhà vệ sinh:
Phòng tắm và nhà vệ sinh không nên đối diện với phòng bếp.
Nên dùng màu sắc trắng sáng, tạo cảm giác sạch sẽ, thoáng mát.
Chỉ sử dụng những đồ vật cần thiết, tránh nhồi nhét quá nhiều đồ đạc.
Khi không sử dụng, nắp bồn cầu phải luôn được đóng lại.
Cửa nhà vệ cũng luôn luôn phải được đóng kín.