Đào Tố Loan
Cấp Nhôm
Không ít gia chủ thường hay phân vân việc lựa chọn chất liệu, hình dáng cầu thang như thế nào để phù hợp với tổng thể chung của ngôi nhà. Dù là cầu thang bằng sắt hay gỗ, mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng phù hợp với từng phong cách thiết kế nhà khác nhau.
Cầu thang sắt
Ưu điểm khi chọn cầu thang sắt
- Kiểu dáng phong phú đa dạng như xương hộp đơn, xương hộp kép, xương sắt bản, xương zích zắc, xương xoáy hay độc đáo hơn là cầu thang không xương.
- Nguyên liệu sử dụng để lắp đặt cầu thang xương sắt là sắt cao cấp được sơn tĩnh điện nên có độ bền cao.
- Dễ dàng vệ sinh cũng như bảo dưỡng
- Giá thành thường rẻ phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng.
Nhược điểm khi chọn cầu thang sắt
- Dễ bị han rỉ, ăn mòn
- Việc thi công cầu thang này rất phức tạp nên tốn khác nhiều thời gian.
- Chi phí cầu thang sắt nghệ thuật khá cao do đòi hỏi về thời gian, công sức cũng như tính thẩm mỹ
- Dễ gặp rủi ro bị rung lắc nếu thợ không làm cẩn thận nên cần lựa chọn đơn vị uy tín để thi công.
Các mẫu cầu thang sắt
Mẫu cầu thang được làm hoàn toàn bằng sắt gọn gàng không chiếm quá nhiều diện tích thích hợp cho nhà diện tích nhỏ
Mẫu cầu thang sắt gỗ, thiết kế hiện đại cho nhà ống
Mẫu cầu thang khung sắt thiết kế sát tường
Mẫu cầu thang sắt có lan can được thiết kế với những đường thép nhỏ thành hình độc đáo
Mẫu cầu thang sắt đơn giản nhưng không kém phần hiện đại
Mẫu cầu thang xoay tròn thích hợp cho sử dụng ngoài trời mà không mất quá nhiều diện tích lối đi hay sân vườn.
Cầu thang gỗ
Trên thị trường hiện nay, cầu thang gỗ được chia làm hai loại là cầu thang gỗ tự nhiên và cầu thang gỗ công nghiệp.
Loại gỗ để làm cầu thang cần đảm bảo mặt bậc cầu thang có sức chịu lực tốt, độ bền cao, chống nước và không bị mối mọt. Còn đối với phụ kiện như tay vịn, trụ,…có thể yêu cầu nhẹ nhàng hơn.
Các chuyên gia khuyên rằng nên sử dụng loại gỗ tự nhiên như gỗ Căm Xe, gỗ Lim Lào, gỗ Lim Nam Phi, gỗ Gõ Đỏ, gỗ Hương, gỗ Gụ,… để làm cầu thang.
Còn với gỗ sồi, gỗ mít không nên làm mặt bậc cầu thang gỗ dù nó thuộc gỗ cứng nhưng để làm mặt bậc cầu thang vẫn mềm hơn so với các loại gỗ khác. Vì vậy, loại gỗ này dễ làm mặt bậc bị cong vênh hơn.
Ưu điểm khi chọn cầu thang gỗ
- Mang lại vẻ đẹp sang trọng
- Tạo cảm giác mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
- Giảm nguy cơ trơn trượt hơn các loại cầu thang sắt hay inox cũng như kính.
Nhược điểm khi chọn cầu thang gỗ
- Chi phí đầu tư cho cầu thang gỗ khá lớn, nhất là với gỗ tự nhiên.
- Ở những nơi thời tiết ẩm ướt sẽ dễ gây ra hiện tượng mối mọt.
- Vào mùa hè nắng nóng, mặt bậc dễ bị cong vênh làm mất vẻ tự nhiên.
- Phải thường xuyên lau chùi vì gỗ rất dễ bám bụi bẩn.
Các mẫu cầu thang gỗ
Mẫu cầu thang bằng gỗ cho nhà có diện tích nhỏ nhưng vẫn ưa thích nét mộc mạc của vân gỗ
Mẫu cầu thang gỗ độc đáo với các mặt bậc đi liền với thành lan can mang lại cảm giác uyển chuyển ấn tượng
Mẫu cầu thang màu cổ điển cho những gia đình ưa chuộng nét cổ xưa, truyền thống
Lựa chọn cầu thang theo từng không gian
Để lựa chọn loại cầu thang cho phù hợp, gia chủ cần cân nhắc đến không gian nhà.
Đối với nhà có diện tích nhỏ, hẹp có thể lựa chọn cầu thang kiểu hiện đại, cầu thang gỗ kính cường lực, cầu thang sắt với con tiện hoa văn đơn giản,.. thường được sử dụng cho nhà nhỏ, nhà cấp 4, nhà ống.
Đối với nhà không gian rộng, mẫu cầu thang gỗ cổ điển, tân cổ điển với đường nét hoa văn tinh xảo thể hiện được bề thế gia chủ từ trụ đến con tiện, mặt bậc kiểu truyền thống hay cầu thang gỗ sắt với con tiện sắt hoa văn lớn cầu kỳ đều phù hợp.
Thiết kế cầu thang hợp phong thủy
Với diện tích xây nhà ngày càng bị thu hẹp thì đối với những ngôi nhà cao tầng cầu thang là vật dụng không thể thiếu. Theo phong thủy, không chỉ là cầu nối giữa các tầng mà thiết kế cầu thang hợp lý còn mang lại dòng năng lượng tích cực, vận may cho gia chủ.
Bậc cầu thang
Không nên làm cầu thang quá dài hoặc quá ngắn làm ảnh hưởng đến mỹ quan cũng như tài vận của chủ nhà. Số bậc của cầu thang được tính từ bậc thứ nhất cho tới bậc cuối cùng và bậc cuối cùng phải là bậc "sinh" trong chu kì bốn bậc "sinh, lão, bệnh, tử" từ đó người ta đã tính được rằng số bậc = 4n+1 vậy nên số bậc là các số lẻ 17,19, 21,23,... Các bạn nên vận dụng cách chia bậc cầu thang theo phong thủy để mang đến vận may cho gia đình, tránh những rủi ro hiểm họa.
Nguyên tắc thiết kế cầu thang theo phong thủy, bạn cũng cần chú ý các bậc không được hở nhau, để mang đến cho căn nhà có được vượng khí thông suốt từ dưới lên trên, nếu xây cầu thang có kẽ hở giữa các bậc như vậy sẽ ảnh hưởng đến tài lộc của gia đình, các nguồn vượng khí sẽ bị phân tán, làm ảnh hưởng đến sự tiện ích của ngôi nhà.
Chất liệu, màu sắc phù hợp
Lựa chọn chất liệu và màu sắc phù hợp cũng góp phần vào nghệ thuật tạo ra sự cân đối, hài hòa trong phong thủy. Trên thị trường có rất nhiều loại cầu thang làm bằng các chất liệu khác nhau như: bằng gỗ, inox, xi măng và chủ nhà cần dựa vào kích thước, màu nền trong nhà để chọn chất liệu thích hợp.
Mỗi chất liệu sẽ mang đến một sự tác động qua lại với phong thuỷ trong gia đình và nhất là chủ nhân của căn nhà vì vậy mà việc lựa chọn chất liệu đặc biệt quan trọng. Chọn màu sắc, chất liệu và kích thước đúng cách đem lại cảm giác dễ chịu cho người nhìn, tạo nên sự cân bằng cho ngôi nhà góp phần đem lại khí sắc cho gia chủ.
Trang trí cho cầu thang
Mỗi đầu cầu thang đều nên có khoảng lùi nhỏ đẻ làm nơi định hướng, nơi gặp nhau của các luồng người đi, nếu không có khoảng lùi này, có thể đặt chậu cảnh hoặc chuông gió để mang tính báo hiệu luồng di chuyển tránh va chạm.
Trang trí các bức tường xung quanh cầu thang với các hình ảnh, vật trang trí trực quan. Bạn cần chú ý chọn màu sắc và chất liệu phù hợp với bản mệnh của gia chủ. Bố trí nhiều nguồn sáng gần cầu thang để cân bằng năng lượng. Bạn có thể chọn một chiếc đèn chùm lớn hoặc một số tranh treo tường đẹp, phù hợp với thiết kế trong ngôi nhà.
Bạn nên thiết kế những chiếc cầu thang đơn giản, tránh những chi tiết quá cầu kì, cầu thang dọc theo nhà làm cho vượng khí không thể nào thông suốt được từ dưới lên trên, như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phong thủy của ngôi nhà.
Một cầu thang lý tưởng là có chiều cao của các bậc 150 - 175 mm; chiều rộng 250 - 300 mm (tương đương một bàn chân); chiều ngang cầu thang thường là 90 mm để hai người có thể tránh nhau được; tối đa 15 bậc phải có chiếu nghỉ. Tuy nhiên một số cầu thang làm tùy hứng nên đôi khi gây ra phiền phức khi sử dụng.
Ngoài ra, thang thẳng đi dễ hơn thang cong, thang xoắn; bậc thang hình chữ nhật dễ sử dụng hơn bậc thang hình tam giác, đi cầu thang có chiếu nghỉ đỡ mệt hơn đi cầu thang một lèo từ dưới lên trên mà không được nghỉ bước nào.
Vị trí đặt cầu thang
Theo phong thủy, vị trí đặt cầu thàng không được đặt ở giữa nhà, có hướng lao thẳng ra cửa chính, đặt đối diện với nhà vệ sinh, bếp, hay những nơi bị thiếu ánh sáng. Chân cầu thang nên đi từ hướng tốt lên, tránh đặt cầu thang từ phía sau nhà đi lên. Khi đặt ở những vị trí này sẽ làm cho việc di chuyển của các thành viên trong gia đình không được thuận tiện, cầu thang tối sẽ nguy hiểm cho những gia đình có người lớn tuổi và trẻ em.
Cầu thang tại tầng trệt không nên đi thẳng ra cửa, đem lại khá nhiều bất tiện về sử dụng như thiếu đi sự kín đáo, gây trực xung. Có thể khắc phục đối với cầu thang dạng này bằng cách dựng một vách ngăn nhẹ hoặc tủ kệ. Cầu thang cũng là nơi gió quẩn và hứng bụi từ trên xuống. Phía dưới bị thấp khó sử dụng do vậy chỉ nên bố trí các tủ vật dụng, làm hồ cảnh hoặc kệ trang trí.
Hi vọng qua bài viết so sánh cầu thang gỗ và sắt trên có thể giải đáp cho các bạn một số thắc mắc khi lựa chọn những kiểu dáng cầu thang . Chúc cho quý vị sẽ chọn được những mẫu cầu thang phù hợp với gia đình
Nếu bạn thấy bài viết hay và ý nghĩa hãy cho Nội Thất Gia Dụng chúng tôi 1 like và chia sẻ bài viết này để mọi người cùng biết nhé. Ngoài ra chúng tôi chuyên thiết kế thi công nội thất phòng khách, nội thất phòng ngủ,nội thất phòng bếp,bàn ghế ăn cho gia đình,giường tầng.....Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ để nhận được ưu đãi Trân trọng cảm ơn bạn đã theo dõi chúng tôi.
Cầu thang sắt
Ưu điểm khi chọn cầu thang sắt
- Kiểu dáng phong phú đa dạng như xương hộp đơn, xương hộp kép, xương sắt bản, xương zích zắc, xương xoáy hay độc đáo hơn là cầu thang không xương.
- Nguyên liệu sử dụng để lắp đặt cầu thang xương sắt là sắt cao cấp được sơn tĩnh điện nên có độ bền cao.
- Dễ dàng vệ sinh cũng như bảo dưỡng
- Giá thành thường rẻ phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng.
Nhược điểm khi chọn cầu thang sắt
- Dễ bị han rỉ, ăn mòn
- Việc thi công cầu thang này rất phức tạp nên tốn khác nhiều thời gian.
- Chi phí cầu thang sắt nghệ thuật khá cao do đòi hỏi về thời gian, công sức cũng như tính thẩm mỹ
- Dễ gặp rủi ro bị rung lắc nếu thợ không làm cẩn thận nên cần lựa chọn đơn vị uy tín để thi công.
Các mẫu cầu thang sắt
Mẫu cầu thang được làm hoàn toàn bằng sắt gọn gàng không chiếm quá nhiều diện tích thích hợp cho nhà diện tích nhỏ
Mẫu cầu thang sắt gỗ, thiết kế hiện đại cho nhà ống
Mẫu cầu thang khung sắt thiết kế sát tường
Mẫu cầu thang sắt có lan can được thiết kế với những đường thép nhỏ thành hình độc đáo
Mẫu cầu thang sắt đơn giản nhưng không kém phần hiện đại
Mẫu cầu thang xoay tròn thích hợp cho sử dụng ngoài trời mà không mất quá nhiều diện tích lối đi hay sân vườn.
Cầu thang gỗ
Trên thị trường hiện nay, cầu thang gỗ được chia làm hai loại là cầu thang gỗ tự nhiên và cầu thang gỗ công nghiệp.
Loại gỗ để làm cầu thang cần đảm bảo mặt bậc cầu thang có sức chịu lực tốt, độ bền cao, chống nước và không bị mối mọt. Còn đối với phụ kiện như tay vịn, trụ,…có thể yêu cầu nhẹ nhàng hơn.
Các chuyên gia khuyên rằng nên sử dụng loại gỗ tự nhiên như gỗ Căm Xe, gỗ Lim Lào, gỗ Lim Nam Phi, gỗ Gõ Đỏ, gỗ Hương, gỗ Gụ,… để làm cầu thang.
Còn với gỗ sồi, gỗ mít không nên làm mặt bậc cầu thang gỗ dù nó thuộc gỗ cứng nhưng để làm mặt bậc cầu thang vẫn mềm hơn so với các loại gỗ khác. Vì vậy, loại gỗ này dễ làm mặt bậc bị cong vênh hơn.
Ưu điểm khi chọn cầu thang gỗ
- Mang lại vẻ đẹp sang trọng
- Tạo cảm giác mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
- Giảm nguy cơ trơn trượt hơn các loại cầu thang sắt hay inox cũng như kính.
Nhược điểm khi chọn cầu thang gỗ
- Chi phí đầu tư cho cầu thang gỗ khá lớn, nhất là với gỗ tự nhiên.
- Ở những nơi thời tiết ẩm ướt sẽ dễ gây ra hiện tượng mối mọt.
- Vào mùa hè nắng nóng, mặt bậc dễ bị cong vênh làm mất vẻ tự nhiên.
- Phải thường xuyên lau chùi vì gỗ rất dễ bám bụi bẩn.
Các mẫu cầu thang gỗ
Mẫu cầu thang bằng gỗ cho nhà có diện tích nhỏ nhưng vẫn ưa thích nét mộc mạc của vân gỗ
Mẫu cầu thang gỗ độc đáo với các mặt bậc đi liền với thành lan can mang lại cảm giác uyển chuyển ấn tượng
Mẫu cầu thang màu cổ điển cho những gia đình ưa chuộng nét cổ xưa, truyền thống
Lựa chọn cầu thang theo từng không gian
Để lựa chọn loại cầu thang cho phù hợp, gia chủ cần cân nhắc đến không gian nhà.
Đối với nhà có diện tích nhỏ, hẹp có thể lựa chọn cầu thang kiểu hiện đại, cầu thang gỗ kính cường lực, cầu thang sắt với con tiện hoa văn đơn giản,.. thường được sử dụng cho nhà nhỏ, nhà cấp 4, nhà ống.
Đối với nhà không gian rộng, mẫu cầu thang gỗ cổ điển, tân cổ điển với đường nét hoa văn tinh xảo thể hiện được bề thế gia chủ từ trụ đến con tiện, mặt bậc kiểu truyền thống hay cầu thang gỗ sắt với con tiện sắt hoa văn lớn cầu kỳ đều phù hợp.
Thiết kế cầu thang hợp phong thủy
Với diện tích xây nhà ngày càng bị thu hẹp thì đối với những ngôi nhà cao tầng cầu thang là vật dụng không thể thiếu. Theo phong thủy, không chỉ là cầu nối giữa các tầng mà thiết kế cầu thang hợp lý còn mang lại dòng năng lượng tích cực, vận may cho gia chủ.
Bậc cầu thang
Không nên làm cầu thang quá dài hoặc quá ngắn làm ảnh hưởng đến mỹ quan cũng như tài vận của chủ nhà. Số bậc của cầu thang được tính từ bậc thứ nhất cho tới bậc cuối cùng và bậc cuối cùng phải là bậc "sinh" trong chu kì bốn bậc "sinh, lão, bệnh, tử" từ đó người ta đã tính được rằng số bậc = 4n+1 vậy nên số bậc là các số lẻ 17,19, 21,23,... Các bạn nên vận dụng cách chia bậc cầu thang theo phong thủy để mang đến vận may cho gia đình, tránh những rủi ro hiểm họa.
Nguyên tắc thiết kế cầu thang theo phong thủy, bạn cũng cần chú ý các bậc không được hở nhau, để mang đến cho căn nhà có được vượng khí thông suốt từ dưới lên trên, nếu xây cầu thang có kẽ hở giữa các bậc như vậy sẽ ảnh hưởng đến tài lộc của gia đình, các nguồn vượng khí sẽ bị phân tán, làm ảnh hưởng đến sự tiện ích của ngôi nhà.
Chất liệu, màu sắc phù hợp
Lựa chọn chất liệu và màu sắc phù hợp cũng góp phần vào nghệ thuật tạo ra sự cân đối, hài hòa trong phong thủy. Trên thị trường có rất nhiều loại cầu thang làm bằng các chất liệu khác nhau như: bằng gỗ, inox, xi măng và chủ nhà cần dựa vào kích thước, màu nền trong nhà để chọn chất liệu thích hợp.
Mỗi chất liệu sẽ mang đến một sự tác động qua lại với phong thuỷ trong gia đình và nhất là chủ nhân của căn nhà vì vậy mà việc lựa chọn chất liệu đặc biệt quan trọng. Chọn màu sắc, chất liệu và kích thước đúng cách đem lại cảm giác dễ chịu cho người nhìn, tạo nên sự cân bằng cho ngôi nhà góp phần đem lại khí sắc cho gia chủ.
Trang trí cho cầu thang
Mỗi đầu cầu thang đều nên có khoảng lùi nhỏ đẻ làm nơi định hướng, nơi gặp nhau của các luồng người đi, nếu không có khoảng lùi này, có thể đặt chậu cảnh hoặc chuông gió để mang tính báo hiệu luồng di chuyển tránh va chạm.
Trang trí các bức tường xung quanh cầu thang với các hình ảnh, vật trang trí trực quan. Bạn cần chú ý chọn màu sắc và chất liệu phù hợp với bản mệnh của gia chủ. Bố trí nhiều nguồn sáng gần cầu thang để cân bằng năng lượng. Bạn có thể chọn một chiếc đèn chùm lớn hoặc một số tranh treo tường đẹp, phù hợp với thiết kế trong ngôi nhà.
Bạn nên thiết kế những chiếc cầu thang đơn giản, tránh những chi tiết quá cầu kì, cầu thang dọc theo nhà làm cho vượng khí không thể nào thông suốt được từ dưới lên trên, như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phong thủy của ngôi nhà.
Một cầu thang lý tưởng là có chiều cao của các bậc 150 - 175 mm; chiều rộng 250 - 300 mm (tương đương một bàn chân); chiều ngang cầu thang thường là 90 mm để hai người có thể tránh nhau được; tối đa 15 bậc phải có chiếu nghỉ. Tuy nhiên một số cầu thang làm tùy hứng nên đôi khi gây ra phiền phức khi sử dụng.
Ngoài ra, thang thẳng đi dễ hơn thang cong, thang xoắn; bậc thang hình chữ nhật dễ sử dụng hơn bậc thang hình tam giác, đi cầu thang có chiếu nghỉ đỡ mệt hơn đi cầu thang một lèo từ dưới lên trên mà không được nghỉ bước nào.
Vị trí đặt cầu thang
Theo phong thủy, vị trí đặt cầu thàng không được đặt ở giữa nhà, có hướng lao thẳng ra cửa chính, đặt đối diện với nhà vệ sinh, bếp, hay những nơi bị thiếu ánh sáng. Chân cầu thang nên đi từ hướng tốt lên, tránh đặt cầu thang từ phía sau nhà đi lên. Khi đặt ở những vị trí này sẽ làm cho việc di chuyển của các thành viên trong gia đình không được thuận tiện, cầu thang tối sẽ nguy hiểm cho những gia đình có người lớn tuổi và trẻ em.
Cầu thang tại tầng trệt không nên đi thẳng ra cửa, đem lại khá nhiều bất tiện về sử dụng như thiếu đi sự kín đáo, gây trực xung. Có thể khắc phục đối với cầu thang dạng này bằng cách dựng một vách ngăn nhẹ hoặc tủ kệ. Cầu thang cũng là nơi gió quẩn và hứng bụi từ trên xuống. Phía dưới bị thấp khó sử dụng do vậy chỉ nên bố trí các tủ vật dụng, làm hồ cảnh hoặc kệ trang trí.
Hi vọng qua bài viết so sánh cầu thang gỗ và sắt trên có thể giải đáp cho các bạn một số thắc mắc khi lựa chọn những kiểu dáng cầu thang . Chúc cho quý vị sẽ chọn được những mẫu cầu thang phù hợp với gia đình
Nếu bạn thấy bài viết hay và ý nghĩa hãy cho Nội Thất Gia Dụng chúng tôi 1 like và chia sẻ bài viết này để mọi người cùng biết nhé. Ngoài ra chúng tôi chuyên thiết kế thi công nội thất phòng khách, nội thất phòng ngủ,nội thất phòng bếp,bàn ghế ăn cho gia đình,giường tầng.....Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ để nhận được ưu đãi Trân trọng cảm ơn bạn đã theo dõi chúng tôi.