Lưu ý khi nhượng quyền thương hiệu
Hình thức nhượng quyền thương mại đã xuất hiện từ lâu trên thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhượng quyền mới phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Điển hình là những chuỗi nhà hàng, quán trà sữa, cafe,… Mô hình nhượng quyền đã chứng minh được những ưu điểm và đem đến những lợi ích to lớn cho cả bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền. Do vậy, mô hình này hứa hẹn sẽ phát triển và được áp dụng nhiều hơn nữa trong tương lai. Để giúp các bác có thêm những hiểu biết về mô hình kinh doanh còn khá mới mẻ này, Luật sư X sẽ nêu lên những điều cần lưu ý khi nhượng quyền thương hiệu trong bài viết dưới đây.
Căn cứ:
Luật thương mại 2005
Luật sở hữu trí tuệ 2005
Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-BTC
Nội dung tư vấn:
1. Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Nhượng quyền thương hiệu (nhãn hiệu) là tên gọi được phiên dịch ra từ thuật ngữ tiếng anh Franchise. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật Việt Nam hiện nay quy định tên gọi chính xác là “Nhượng quyền thương mại”. Đây là một trong số các hoạt động thương mại phổ biến hiện nay. Căn cứ theo Điều 284 Luật thương mại 2005 quy định như sau:
“Điều 284. Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”
Thực tiễn trên thế giới, hoạt động Franchise rất phát triển và được các chủ thể thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng. Đáp ứng được những nhu cầu linh động trong những trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, tại Việt Nam, đây còn là một mô hình kinh doanh mới, nên vừa phần để nhà nước dễ dàng trong việc thực hiện quản lý, đồng thời giúp cho các chủ thể dễ dàng trong việc thực hiện và bảo vệ các chủ thể khỏi những rủi ro nên pháp luật Việt Nam chỉ cho phép thực hiện duy nhất một hình thức nhượng quyền thương mại nêu trên.
2. Những lưu ý khi nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là một trong những hoạt động thương mại phức tạp, do đó, các chủ thể phải lưu tâm rất nhiều điều khi triển khai thực hiện việc nhượng quyền.
Căn cứ theo Điều 5, 6 Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-BTC thì bên nhượng quyền phải đáp ứng được những điều kiện sau:
Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm. Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại. Pháp luật cho phép các thương nhân, tức là cả cá nhân, hoặc tổ chức đều có thể thực hiện việc nhượng quyền. Nhưng trong thực tế, rất ít có trường hợp thương hiệu được nhượng quyền dưới danh nghĩa của cá nhân. Bởi khi đã xác định phát triển theo mô hình nhượng quyền, thì lúc này đã phải có quy mô tương đối lớn. Các cá nhân, hộ kinh doanh có những hạn chế nhất định về quy mô. Do vậy, thông thường các doanh nghiệp như công ty TNHH, công ty cổ phần là những chủ thể phù hợp để triển khai kinh doanh theo mô hình nhượng quyền.https://www.google.ro/url?q=http://duongtammvbeauty.com/
Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh thuộc những đối tượng được xếp vào danh mục các loại hàng hóa dịch vụ bị cấm, hoặc hạn chế kinh doanh
Nếu nhận nhượng quyền trong lĩnh dịch vụ ăn, uống như các nhà hàng, quán ăn, quán trà sữa, cafe,… thì các bên còn phải đáp ứng được những điều kiện về Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nếu trường hợp nhận nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam thì sẽ đăng ký hoạt động nhượng quyền với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì dụ như những chuỗi đồ ăn nhanh lớn như Mc. Donald; KFC; Lotteria;…. thì khi muốn nhượng quyền cho một bên khác ở Việt Nam thì phải đăng ký và được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền là Bộ công thương.
Và điều kiện quan trọng nhất đó là thương hiệu nhượng (nhãn hiệu) nhượng quyền phải được cấp văn bằng bảo hộ. Nếu các bác nắm giữ một thương hiệu có tiềm năng và muốn phát triền theo mô hình nhượng quyền thì việc tối quan trọng là các bác phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Bởi lẽ nhãn hiệu là bộ mặt của mỗi hàng hóa, dịch vụ. Nếu không được pháp luật bảo hộ, những người khác có thể mở ra một mô hình kinh doanh tương tự, có nhãn hiệu tương tự với các bác mà không vi phạm luật sở hữu trí tuệ.
3. Những lưu ý về hợp đồng nhượng quyền
Một lần nữa phải nhấn mạnh, nhượng quyền thương hiệu là mô hình kinh doanh phức tạp. Do đó có nhiều vấn đề phát sinh trong tương lai. Điều này đòi hỏi các chủ thể khi ký kết hợp đồng nhượng quyền cần phải nghiên cứu ký lưỡng, đưa vào hợp đồng những điều khoản chi tiết để tránh những mâu thuẫn sau này.
Nhìn chung, những yếu tố dĩ nhiên và bắt buộc phải có đối với mỗi hợp đồng là thông tin của các bên tham gia ký kết hợp đồng như tên cá nhân/ công ty, địa chỉ, số điện thoại, tài khoản ngân hàng, mã số thuế,… Ngoài ra, những yêu tố sau đây cũng quan trọng và cũng cần được thỏa thuận chi tiết và đưa vào hợp đồng nhượng quyền, cụ thể đó là:
Nội dung của quyền thương mại.
Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
Thêm nữa, trong bối cảnh hiện nay khi xảy ra những tranh chấp trong lĩnh vực thương mại thì các bên đang có xu hướng sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trong tài thương mại. Với nhiều ưu điểm như giúp cho các chủ thể tiết kiệm, rút ngắn được thời gian giải quyết tranh chấp; bảo vệ được bí mật kinh doanh, vốn là yếu tố quan trọng của mỗi doanh nghiệp;…. Do đó, khi thương thảo ký kết hợp đồng nhượng quyền, tôi cũng đưa ra lời khuyên các bên nên thỏa thuận với nhau về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại nếu chẳng may có tranh chấp xảy ra.
Hình thức nhượng quyền thương mại đã xuất hiện từ lâu trên thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhượng quyền mới phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Điển hình là những chuỗi nhà hàng, quán trà sữa, cafe,… Mô hình nhượng quyền đã chứng minh được những ưu điểm và đem đến những lợi ích to lớn cho cả bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền. Do vậy, mô hình này hứa hẹn sẽ phát triển và được áp dụng nhiều hơn nữa trong tương lai. Để giúp các bác có thêm những hiểu biết về mô hình kinh doanh còn khá mới mẻ này, Luật sư X sẽ nêu lên những điều cần lưu ý khi nhượng quyền thương hiệu trong bài viết dưới đây.
Căn cứ:
Luật thương mại 2005
Luật sở hữu trí tuệ 2005
Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-BTC
Nội dung tư vấn:
1. Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Nhượng quyền thương hiệu (nhãn hiệu) là tên gọi được phiên dịch ra từ thuật ngữ tiếng anh Franchise. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật Việt Nam hiện nay quy định tên gọi chính xác là “Nhượng quyền thương mại”. Đây là một trong số các hoạt động thương mại phổ biến hiện nay. Căn cứ theo Điều 284 Luật thương mại 2005 quy định như sau:
“Điều 284. Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”
Thực tiễn trên thế giới, hoạt động Franchise rất phát triển và được các chủ thể thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng. Đáp ứng được những nhu cầu linh động trong những trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, tại Việt Nam, đây còn là một mô hình kinh doanh mới, nên vừa phần để nhà nước dễ dàng trong việc thực hiện quản lý, đồng thời giúp cho các chủ thể dễ dàng trong việc thực hiện và bảo vệ các chủ thể khỏi những rủi ro nên pháp luật Việt Nam chỉ cho phép thực hiện duy nhất một hình thức nhượng quyền thương mại nêu trên.
Nhượng quyền thương mại là một trong những hoạt động thương mại phức tạp, do đó, các chủ thể phải lưu tâm rất nhiều điều khi triển khai thực hiện việc nhượng quyền.
Căn cứ theo Điều 5, 6 Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-BTC thì bên nhượng quyền phải đáp ứng được những điều kiện sau:
Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm. Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại. Pháp luật cho phép các thương nhân, tức là cả cá nhân, hoặc tổ chức đều có thể thực hiện việc nhượng quyền. Nhưng trong thực tế, rất ít có trường hợp thương hiệu được nhượng quyền dưới danh nghĩa của cá nhân. Bởi khi đã xác định phát triển theo mô hình nhượng quyền, thì lúc này đã phải có quy mô tương đối lớn. Các cá nhân, hộ kinh doanh có những hạn chế nhất định về quy mô. Do vậy, thông thường các doanh nghiệp như công ty TNHH, công ty cổ phần là những chủ thể phù hợp để triển khai kinh doanh theo mô hình nhượng quyền.https://www.google.ro/url?q=http://duongtammvbeauty.com/
Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh thuộc những đối tượng được xếp vào danh mục các loại hàng hóa dịch vụ bị cấm, hoặc hạn chế kinh doanh
Nếu nhận nhượng quyền trong lĩnh dịch vụ ăn, uống như các nhà hàng, quán ăn, quán trà sữa, cafe,… thì các bên còn phải đáp ứng được những điều kiện về Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nếu trường hợp nhận nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam thì sẽ đăng ký hoạt động nhượng quyền với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì dụ như những chuỗi đồ ăn nhanh lớn như Mc. Donald; KFC; Lotteria;…. thì khi muốn nhượng quyền cho một bên khác ở Việt Nam thì phải đăng ký và được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền là Bộ công thương.
Và điều kiện quan trọng nhất đó là thương hiệu nhượng (nhãn hiệu) nhượng quyền phải được cấp văn bằng bảo hộ. Nếu các bác nắm giữ một thương hiệu có tiềm năng và muốn phát triền theo mô hình nhượng quyền thì việc tối quan trọng là các bác phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Bởi lẽ nhãn hiệu là bộ mặt của mỗi hàng hóa, dịch vụ. Nếu không được pháp luật bảo hộ, những người khác có thể mở ra một mô hình kinh doanh tương tự, có nhãn hiệu tương tự với các bác mà không vi phạm luật sở hữu trí tuệ.
3. Những lưu ý về hợp đồng nhượng quyền
Một lần nữa phải nhấn mạnh, nhượng quyền thương hiệu là mô hình kinh doanh phức tạp. Do đó có nhiều vấn đề phát sinh trong tương lai. Điều này đòi hỏi các chủ thể khi ký kết hợp đồng nhượng quyền cần phải nghiên cứu ký lưỡng, đưa vào hợp đồng những điều khoản chi tiết để tránh những mâu thuẫn sau này.
Nhìn chung, những yếu tố dĩ nhiên và bắt buộc phải có đối với mỗi hợp đồng là thông tin của các bên tham gia ký kết hợp đồng như tên cá nhân/ công ty, địa chỉ, số điện thoại, tài khoản ngân hàng, mã số thuế,… Ngoài ra, những yêu tố sau đây cũng quan trọng và cũng cần được thỏa thuận chi tiết và đưa vào hợp đồng nhượng quyền, cụ thể đó là:
Nội dung của quyền thương mại.
Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
Thêm nữa, trong bối cảnh hiện nay khi xảy ra những tranh chấp trong lĩnh vực thương mại thì các bên đang có xu hướng sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trong tài thương mại. Với nhiều ưu điểm như giúp cho các chủ thể tiết kiệm, rút ngắn được thời gian giải quyết tranh chấp; bảo vệ được bí mật kinh doanh, vốn là yếu tố quan trọng của mỗi doanh nghiệp;…. Do đó, khi thương thảo ký kết hợp đồng nhượng quyền, tôi cũng đưa ra lời khuyên các bên nên thỏa thuận với nhau về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại nếu chẳng may có tranh chấp xảy ra.