• Trong thời gian sắp tới, những tài khoản đăng thông tin về Casino, cá độ, cờ bạc, hàng giả, hàng nhái, và những mặc hàng trái với pháp luật Việt Nam sẽ bị Ban ( khóa tài khoản và xóa bài đăng ) mà không cần báo trước. Vì vậy, nếu tài khoản của bạn có những nội dung trái pháp luật, vui lòng xóa những tin đó hoặc bị Ban ( khóa tài khoản ). Cảm ơn các bạn đã sử dụng website.

Toàn quốc Khám phá bí quyết viết CV ngành xây dựng chuẩn nhất

thienanvt

Thành viên mới
Tham gia
4 Năm 2 Tháng
Bài viết
5
Tuổi
32
Ngành Xây dựng Việt Nam đang nhanh chóng phát triển ra thị trường quốc tế, và đây là cơ hội tốt để bạn bứt phá và dẫn đầu. Tuy nhiên, để tìm việc làm ngành xây dựng và sở hữu một công việc với mức lương cao là không hề dễ dàng, do vậy, phải đi từ những bước cơ bản mà quan trọng nhất, đầu tiên, đó chính là sở hữu một CV chuyên nghiệp. Hãy cùng khám phá cách viết CV ngành xây dựng ghi điểm với nhà tuyển dụng để vượt lên mọi đối thủ.Khám phá hình thức một mẫu CV ấn tượng ngành Xây dựngMục tiêu nghề nghiệpTại mục “Mục tiêu nghề nghiệp” hãy tóm tắt những mục tiêu ngắn hạn/ dài hạn trong vòng 3-4 câu. Hãy viết thật ấn tượng và súc tích, nêu ra những mục tiêu thực tế phù hợp với năng lực của bản thân. Không nên viết những mục tiêu chung chung như mong muốn cống hiến khả năng, hiểu biết của mình cho công việc.Trong ngành xây dựng có những vị trí như Quản lý dự án, Kiến trúc sư, Giám sát thi công, Kĩ sư xây dựng,… Hãy nêu ra cụ thể vị trí hiện tại bạn mong muốn; và vị trí bạn muốn đạt được trong tương lai.Một gợi ý chất và thực tế hơn để bạn viết trong phần mục tiêu nghề nghiệp ứng tuyển là theo các chuyên gia tại CV xin việc 365:“Thực chất, phần mục tiêu nghề nghiệp không cần phải trình bày cao siêu, bạn chỉ cần thể hiện một cách đơn giản, ngắn gọn, nêu được những mục tiêu phát triển bản thân ngắn hạn và dài hạn. Nhưng, chớ dừng lại ở những mục tiêu dành riêng cho bản thân mình như vậy, nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao về bạn và cho rằng mục tiêu của bạn sẽ chẳng thể giúp ích được gì cho con đường phát triển của công ty. Chính vì thế, bạn cần phải thể hiện được cả mục tiêu của bản thân gắn liền với mục tiêu phát triển chung của công ty mới mong làm hài lòng nhà tuyển dụng.” – Theo Timviec365.vn.Thông tin cá nhânThông tin cơ bản: Nêu rõ Họ tên, Ngày sinh, Giới tính, Số điện thoại, Địa chỉ. Email cũng cần nghiêm túc và tốt nhất là bằng tên thật của bạn để thể hiện sự chuyên nghiệp. Không nên sử dụng những mail đã quá cũ với tên mail không phù hợp, hay email để cả ngày tháng năm sinh, ví dụ như: [email protected] [email protected]Ảnh đại diện: cần rõ mặt, nghiêm túc, chất lượng rõ nét. Không nên dùng ảnh Selfie.Kinh nghiệmĐây có thể nói là phần quan trọng nhất của một CV ngành xây dựng. Khi viết CV ngành xây dựng, tại mục này, những dự án, công ty mà bạn đã từng làm việc; kèm chức vụ và sắp xếp theo trình tự thời gian từ mới nhất đến cũ nhất là điều mà bạn cần làm rõ. Chọn lọc những công việc thực sự liên quan tới ngành xây dựng, tránh đưa vào quá nhiều gây dài dòng.Lưu ý rằng, kiến trúc và kỹ thuật xây dựng là lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn rất cao; nên việc nhấn mạnh vào kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm là quan trọng nhất; rồi mới đến kỹ năng. Nếu ở phần học vấn, bạn đạt được GPA cao với tấm bằng giỏi ở một trường đại học lớn liên quan đến ngành Xây dựng như Đại học Xây dựng, Đại học Kiến trúc,…– Trong mục này cần nêu rõ: công ty, vị trí làm việc, thời gian hoạt động, các công việc đã phụ trách. Nếu được cũng có thể nêu rõ kĩ năng bạn học được từ dự án này; chỉ liệt kê những kỹ năng bạn thực sự sử dụng và thời gian bạn sử dụng chúng.Kỹ năngKhi viết CV ngành xây dựng, tùy vào từng vị trí bạn ứng tuyển sẽ có những yêu cầu về kĩ năng khác nhau; nhưng có một số kĩ năng bạn cần nhấn mạnh như:– Thành thạo các phần mềm chuyên ngành như Sketchup, Auto CAD, Revit, Plaxis, Safe, Etabs…
– Thành thạo tin học văn phòng – đây là kĩ năng cơ bản mà bạn phải chắc chắn nắm vững.
– Thành thạo ngoại ngữ là một lợi thế, rất nhiều công ty yêu cầu ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.– Kỹ năng ra quyết định và xử lý tình huống, kỹ năng quản lý, nhạy bén tiếp thu công nghệ mới; khả năng làm việc nhóm, cẩn thận, tỉ mỉ; ham học hỏi, kỹ năng tính toán, giao tiếp tốt; chịu được áp lực công việc cũng chính là điểm cộng cho CV của bạn.Giải thưởng, thành tựu
Liệt kê những giải thưởng bạn từng nhận được và thành tựu cá nhân của bạn khi tham gia các dự án hay các giải thưởng của bạn trong các cuộc thi có liên quan đến ngành xây dựng. Những thành tựu mà bạn cảm thấy tự hào cũng nên có trong CV ngành Xây dựng.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Quang Cao Banner

thiết kế catalogue giá rẻ




Back
Top