Dù chưa có quy định bắt buộc, nhiều người dân đã đổ xô đi đổi giấy phép lái xe máy bằng giấy sang thẻ PET (thẻ nhựa) khiến các điểm cấp đổi đông nghẹt. Thực hư chuyện này ra sao và việc đổi thẻ này đang được quy định như thế nào? Cùng Học lái xe Á Châu tìm hiểu ở bài viết này nhé!
Thông tin về việc đổi bằng lái xe máy sang thẻ PET mới nhất 2023
Ông Ngô Đình Quang – trưởng phòng quản lý sát hạch và cấp giấy phép lái xe Sở Giao thông vận tải TP.HCM – khẳng định không có chuyện giấy phép lái xe bằng giấy sẽ mất hiệu lực.
Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đang lấy ý kiến có nội dung đề xuất đổi toàn bộ giấy phép lái xe mô tô bằng vật liệu giấy sang vật liệu nhựa. Theo đó, giấy phép lái xe mô tô bằng thẻ nhựa sẽ được tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, giúp nâng cao hiệu quả quản lý và kiểm soát người tham gia giao thông.
Hiện tại, giấy phép lái xe mô tô bằng giấy vẫn tiếp tục sử dụng theo quy định hiện hành, không bắt buộc người dân phải đổi ngay. Việc người dân đổ dồn đi đổi giấy phép lái xe lúc này có thể khiến các điểm tiếp nhận bị quá tải, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ người dân tại TP.HCM.
Có nên đổi giấy pháp lái xe A1 sang thẻ nhựa?
Sở khuyến cáo người dân thật sự có nhu cầu đổi giấy phép lái xe mô tô (cấp trước ngày 1-7-2012) từ giấy sang vật liệu PET nên đăng ký nộp hồ sơ qua tổng đài 0281081 để lấy số thứ tự. Sở Giao thông vận tải TP.HCM có ba địa điểm tiếp nhận hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe gồm: số 252 Lý Chính Thắng (quận 3), số 8 Nguyễn Ảnh Thủ (quận 12) và 111 Tân Sơn Nhì (quận Tân Phú). Sở Giao thông vận tải TP.HCM khuyến cáo thêm đối với giấy phép lái xe ô tô sắp hết hạn thì nên thực hiện đổi trực tuyến để tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại
Sở cũng khuyến khích người dân đổi sang giấy phép lái xe bằng thẻ nhựa để đảm bảo tính pháp lý và thuận tiện trong quá trình sử dụng. Giấy phép lái xe bằng thẻ nhựa có nhiều ưu điểm hơn so với giấy phép lái xe bằng giấy, như:
Bước 2: Nộp hồ sơ
Bước 4: Nhận giấy hẹn sau đó đến lấy bằng mới theo ngày hẹn trên giấy hẹn.
Thời gian đổi Giấy phép lái xe theo quy định hiện nay được thực hiện không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ, giấy tờ đầy đủ theo quy định đưa ra. Khi đổi giấy phép lái xe, cơ quan cấp Giấy phép lái xe sẽ cắt đi 1 góc trên Giấy phép lái xe cũ (trừ Giấy phép lái xe do nước ngoài cấp) và bàn giao cho người lái xe bảo quản. Theo Thông tư 188/2016/TT-BTC thì lệ phí cấp mới, cấp lại, cấp đổi Giấy phép lái xe hiện tại là 135.000 đồng.
Sở Giao thông vận tải TP.HCM nói gì?
Hiện nay một số trang mạng xã hội thông tin: Người có giấy phép lái xe hạng A1 bằng giấy không thời hạn phải đổi lại giấy phép lái xe sang bằng PET (thẻ nhựa) trước ngày 31/12/2023, nếu không đổi thì sau ngày 31/12/2023 giấy phép lái xe không còn sử dụng được. Thực tế tại Trung tâm hành chính công tỉnh có rất nhiều người có giấy phép lái xe A1 bằng giấy còn mới, không hư hỏng vẫn đến đổi.Thông tin về việc đổi bằng lái xe máy sang thẻ PET mới nhất 2023
Ông Ngô Đình Quang – trưởng phòng quản lý sát hạch và cấp giấy phép lái xe Sở Giao thông vận tải TP.HCM – khẳng định không có chuyện giấy phép lái xe bằng giấy sẽ mất hiệu lực.
Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đang lấy ý kiến có nội dung đề xuất đổi toàn bộ giấy phép lái xe mô tô bằng vật liệu giấy sang vật liệu nhựa. Theo đó, giấy phép lái xe mô tô bằng thẻ nhựa sẽ được tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, giúp nâng cao hiệu quả quản lý và kiểm soát người tham gia giao thông.
Hiện tại, giấy phép lái xe mô tô bằng giấy vẫn tiếp tục sử dụng theo quy định hiện hành, không bắt buộc người dân phải đổi ngay. Việc người dân đổ dồn đi đổi giấy phép lái xe lúc này có thể khiến các điểm tiếp nhận bị quá tải, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ người dân tại TP.HCM.
Sở khuyến cáo người dân thật sự có nhu cầu đổi giấy phép lái xe mô tô (cấp trước ngày 1-7-2012) từ giấy sang vật liệu PET nên đăng ký nộp hồ sơ qua tổng đài 0281081 để lấy số thứ tự. Sở Giao thông vận tải TP.HCM có ba địa điểm tiếp nhận hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe gồm: số 252 Lý Chính Thắng (quận 3), số 8 Nguyễn Ảnh Thủ (quận 12) và 111 Tân Sơn Nhì (quận Tân Phú). Sở Giao thông vận tải TP.HCM khuyến cáo thêm đối với giấy phép lái xe ô tô sắp hết hạn thì nên thực hiện đổi trực tuyến để tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại
Sở cũng khuyến khích người dân đổi sang giấy phép lái xe bằng thẻ nhựa để đảm bảo tính pháp lý và thuận tiện trong quá trình sử dụng. Giấy phép lái xe bằng thẻ nhựa có nhiều ưu điểm hơn so với giấy phép lái xe bằng giấy, như:
- Khả năng chống nước, chống rách, chống phai màu tốt hơn
- Kích thước nhỏ gọn, dễ mang theo
- Có thể tích hợp thông tin cá nhân, thông tin về giấy phép lái xe vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Thủ tục xin đổi bằng lái xe máy A1 sang thẻ nhựa 2023
Bước 1: Để đổi giấy phép lái xe máy A1 sang thẻ nhựa, bạn cần chuẩn bị các loại hồ sơ và thực hiện theo trình tự sau:- Đơn đề nghị cấp đổi Giấy phép lái xe (không cần chuẩn bị, được cấp miễn phí tại nơi làm thủ tục).
- 01 bản photo CMND hoặc hộ chiếu (không cần công chứng).
- 01 bản photo GPLX cần đổi.
- 01 ảnh 3×4 phông nền xanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
- Nộp trực tuyến tại Cổng dịch vụ công Quốc gia hoặc website của Tổng Cục đường bộ
Bước 4: Nhận giấy hẹn sau đó đến lấy bằng mới theo ngày hẹn trên giấy hẹn.
Thời gian đổi Giấy phép lái xe theo quy định hiện nay được thực hiện không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ, giấy tờ đầy đủ theo quy định đưa ra. Khi đổi giấy phép lái xe, cơ quan cấp Giấy phép lái xe sẽ cắt đi 1 góc trên Giấy phép lái xe cũ (trừ Giấy phép lái xe do nước ngoài cấp) và bàn giao cho người lái xe bảo quản. Theo Thông tư 188/2016/TT-BTC thì lệ phí cấp mới, cấp lại, cấp đổi Giấy phép lái xe hiện tại là 135.000 đồng.
Lưu ý khi làm thủ tục đổi bằng lái xe máy A1 sang thẻ PET
Khi làm thủ tục đổi bằng lái xe máy A1 sang thẻ nhựa PET, bạn cần lưu ý:- Khi đóng lệ phí, nơi tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành chụp hình trực tiếp để in lên bằng lái mới. Vì vậy người đổi bằng lái thẻ PET phải đi trực tiếp, không thể ủy quyền cho người thân hay người nhà để đăng ký được;
- Khi nhận bằng lái xe mới thì những bằng cũ sẽ phải cắt góc và trả lại. Trong thời gian chờ lấy bằng lái xe mới thì vẫn sử dụng bằng cũ;
- Nếu sở hữu nhiều giấy phép lái cũ (Ví dụ: bằng lái A1, A2, B2…) có thể photo các bằng này đến nơi tiếp nhận hồ sơ ghép lại thành 1 bằng chung;
- Toàn bộ thông tin về GPLX mới sẽ được lưu trong cơ sở dữ liệu của Bộ GTVT. Người lái xe, cơ quan chức năng, các đơn vị sử dụng lái xe có thể tra cứu qua trang web