Đồng hồ vạn năng hiển thị kim là gì?
Đồng hồ kim YX-360tr
Đồng hồ vạn năng hiển thị kim là loại đồng hồ ra đời khá sớm, chiếm ưu thế thị phần ngày trước với mức giá bán ra thấp. Tuy nhiên, hiện nay nó đã dần được thay thế bởi đồng hồ vạn năng điện tử. Nhưng trong việc sửa chữa điện tử nói chung và sửa chữa điện tử công nghiệp tại Đà Nẵng nói riêng, đồng hồ vạn năng hiển thị kim là một thiết bị không thể thiếu được.
Thông số kết quả mà ta đo được sẽ được thể hiện qua kim chỉ trên màn hình một thước có hình cung. Nó có thể không cần thông qua nguồn điện nuôi khi được ứng dụng cơ học trực tiếp trong một hình thức cân đo cường độ dòng điện cũng như lượng hiệu điện thế.
Cấu tạo của đồng hồ vạn năng hiển thị kim
Cấu tạo bên ngoài của đồng hồ vạn năng hiển thị kim
Một đồng hồ vạn năng hiển thị kim bao gồm các bộ phận bên ngoài như sau:
1 - Kim chỉ thị
2 - Vít điều chỉnh điểm 0 tĩnh
3 - Đầu đo điện áp thuần xoay chiều
4 - Đầu đo dương (+), hoặc P (Bán dẫn dương)
5 - Đầu đo chung (Com), hoặc N (Bán dẫn âm)
6 - Vỏ trước
7 - Mặt chỉ thị
8 - Mặt kính
9 - Vỏ sau
10 - Nút điều chỉnh 0Ω (0Ω ADJ)
11 - Chuyển mạch chọn thang đo
12 - Đầu đo dòng điện xoay chiều 15A
Một số ký hiệu sử dụng trên đồng hồ vạn năng hiển thị kim
Khi sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim bạn cần lưu ý một số kí hiệu như:
Nội trở của đồng hồ: 20 KΩ /VDC 9KΩ/VDC
Kí hiệu đo cả dòng xoay chiều và một chiều
Phương đặt đồng hồ:
┌┐ hoặc →: Phương đặt nằm ngang
┴ hoặc ↑: Phương đặt thẳng đứng
Ð : Phương đặt xiên góc (thường là 450)
Điện áp thử cách điện: 5 KV
Bảo vệ bằng cầu chì và diode
DC.V (Direct Current Voltage): Thang đo điện áp một chiều.
AC.V (Alternating Current Voltage): Thang đo điện áp xoay chiều.
DC.A (Direct Current Ampe): Thang đo dòng điện một chiều.
AC.A (Alternating Current Ampe): Thang đo dòng điện xoay chiều
Ω: Thang đo điện trở
0Ω ADJ (0Ω Adjust): Chỉnh không ôm (chỉnh điểm không động)
COM (Common): Đầu chung, cắm que đo màu đen
+ : Đầu đo dương
OUTPUT cắm que đo màu đỏ trong trường hợp đo điện áp thuần xoay chiều
AC15A cắm que đo màu đỏ trong trường hợp đo dòng xoay chiều lớn cỡ A
Tìm hiểu về cung chia độ của đồng hồ vạn năng hiển thị kim
Các cung chia độ trên mặt đồng hồ Kyoritsu KEW 1109S
Trong đó:
A - Cung chia thang đo điện trở Ω : Dùng để đọc giá trị khi sử dụng thang đo điện trở. Cung chia độ thang đo Ω có giá trị lớn nhất bên trái và nhỏ nhất bên phải (ngược lại với tất cả các cung còn lại).
B - Mặt gương: Dùng để giảm thiểu sai số khi đọc kết quả, khi đọc kết quả hướng nhìn phải vuông góc với mặt gương – tức là kim chỉ thị phải che khuất bóng của nó trong gương.
C - Cung chia độ thang đo điện áp: Dùng để đọc giá trị khi đo điện áp một chiều và khi đo điện áp xoay chiều 50V trở lên. Cung này có 3 vạch chia độ là: 250V; 50V; 10V.
D - Cung chia độ điện áp xoay chiều dưới 10V: Trong trường hợp đo điện áp xoay chiều thấp không đọc giá trị trong cung C được. Vì thang đo điện áp xoay chiều dùng diode bán dẫn chỉnh lưu nên có sụt áp trên diode sẽ gây ra sai số.
E - Cung chia độ dòng điện xoay chiều tới 15A.
F - Cung chia độ đo hệ số khuếch đại dòng 1 chiều của transistor - hfe
G,H - Cung chia độ kiểm tra dòng điện và điện áp của tải đầu cuối.
I - Cung chia độ thang đo kiểm tra dB: Dùng để đo đầu ra tín hiệu tần số thấp hoặc âm tần đối với mạch xoay chiều. Thang đo này sử dụng để độ khuếch đại và độ suy giảm bởi tỷ số giữa đầu vào và đầu ra mạch khuếch đại và truyền đạt tín hiệu theo đơn vị đề xi ben.
*Cách đọc giá trị trên các cung chia độ của đồng hồ vạn năng hiển thị kim
Đồng hồ vạn năng hiển thị kim có rất nhiều thang đo, mà mặt hiển thị có kích thước giới hạn, không thể ghi tất cả các cung chia độ cho mỗi thang đo. Chính vì vậy, khi đo chúng ta phải đọc giá trị của các cung chia độ cơ bản sau đó nhân (hoặc cộng) với hệ số mở rộng thang đo theo bảng sau:
Bảng giá trị trên cung chia độ với mỗi thang đo
Chức năng của đồng hồ vạn năng hiển thị kim
Đồng hồ vạn năng loại này thường chỉ được dùng trong việc đo các đại lượng liên quan đến điện học quan trọng như đo cường độ dòng điện, đo mức hiệu điện thế và tốc độ điện trở. Cụ thể:
+ Đo điện áp: AC, DC
+ Đo dòng điện: DC(mA,uA), AC(mA, uA), DC(A), AC(A)
+ Đo điện trở: Đo thông mạch, kiểm tra Diode, LED
+ Đo tụ điện: tụ hóa, tụ gốm,..
+ Đo dB: đo tín hiệu đầu ra với tần số thấp
+ Li: đo dòng rò của transistor
+ Hv: đo điện áp cao áp DC ( sử dụng que đo cao áp)
+ hFe: đo hệ số khuếch đại transistor
Vậy là chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu những điều cơ bản về đồng hồ vạn năng hiển thị kim. Bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem cách sử dụng loại đồng hồ vạn năng này như thế nào nhé!
Cách sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim
Như đã chia sẻ ở trên đồng hồ vạn năng được dùng chủ yếu để kiểm tra, đo lường dòng điện và kiểm tra các linh kiện bán dẫn (đi-ốt, transistor, MOSFET…) còn hoạt động hay không cũng như kiểm tra hư hỏng của các linh kiện điện tử. Tùy theo mục đích sử dụng mà cách dùng đồng hồ vạn năng kim cũng khác nhau.
Sau đây, cửa hàng linh kiện điện tử Vietnic sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim trong từng trường hợp cụ thể:
Sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để đo dòng điện
Chúng ta có thể sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để đo thông số của dòng điện một chiều (DC)và dòng điện xoay chiều (AC). Cách đo như sau:
*Đối với dòng điện một chiều
Bước 1: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+).
Bước 2: Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang DC.A - 250mA.
Bước 3: Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.
Bước 4: Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực dương (+) và que đo màu đen về phía cực âm (-) theo chiều dòng điện trong mạch thí nghiệm. Mắc đồng hồ nối tiếp với mạch thí nghiệm
Bước 5: Bật điện cho mạch thí nghiệm.
Bước 6: Đọc kết quả đo
+ Khi kết quả đọc được nhỏ hơn 25mA, đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 25mA để được kết quả chính xác hơn.
+ Tương tự, khi kết quả nhỏ hơn 2,5mA thì đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 2,5mA.
Tức là bắt đầu từ thang lớn nhất, sau đó giảm dần thang đo đến khi chọn được thang lớn hơn nhưng gần nhất với giá trị dòng điện cần đo.
Bước 7: Tính giá trị thực của dòng điện theo công thức: I=A x (B/C)
Trong đó:
I - Giá trị thực của dòng điện
A - Là số chỉ của kim trên cung chia độ
B - Là thang đo
C - Là giá trị MAX trên cung chia độ
Tỷ lệ B/C là hệ số mở rộng (Xem ở bảng giá trị trên cung chia độ với mỗi thang đo)
Tính giá trị dòng điện 1 chiều
Chú ý: Các bạn lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để đo dòng điện một chiều:
+ Phạm vi đo được của đồng hồ lớn nhất là 250mA.
+ Các đầu đo của đồng hồ phải được kết nối chắc chắn với mạch điện cần đo. Nếu kết nối chập chờn có thể phát sinh những xung điện gây nguy hiểm cho mạch hoặc đồng hồ đo.
+ Không bao giờ thực hiện đo điện áp với các thang đo dòng điện. Các cầu chì có thể bị nổ hoặc hỏng đồng hồ.
+ Khi có điện áp cao hơn 250V được đặt vào thang đo dòng điện, cầu chì có thể không bảo vệ được mạch điện bên trong, nhiều linh kiện sẽ bị hỏng.
*Đối với dòng điện xoay chiều
Bước 1: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu AC – 15A
Bước 2: Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang AC – 15A.
Bước 3: Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.
Bước 4: Kết nối 2 que đo của đồng hồ về phía 2 điểm cần đo dòng điện của mạch thí nghiệm (Mắc nối tiếp).
Bước 5: Bật điện cho mạch thí nghiệm.
Bước 6: Đọc kết quả đo và tính giá trị dòng điện
Đọc giá trị trên cung chia độ E15, tính giá trị giống trường hợp đo điện áp 1 chiều. Tức là giá trị thực bằng số chỉ của kim trên cung chia độ nhân với thang đo và chia cho giá trị MAX trên cung chia độ đó.
Tính giá trị dòng điện xoay chiều
Chú ý:
+ Phạm vi đo được dòng điện xoay chiều lên đến 15A.
+ Thang đo này không có cầu chì bảo vệ nên nếu nhầm lẫn sẽ gây hư hỏng nghiêm trọng.
+ Không dùng thang đo dòng điện xoay chiều để đo điện áp.
Sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để đo điện trở
Chúng ta có thể sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để xác định giá trị điện trở của linh kiện ( thông thường dưới 20M Ohm). Cách đo như sau:
Bước 1: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
Bước 2: Đặt 2 que đo vào 2 đầu điện trở (Đo song song). Chọn thang đo sao cho khi đo điện trở cần xác định, độ lệch của kim ở khoảng ½ thang đo.
Bước 3: Giữ nguyên thang đo này, bỏ điện trở, chập que đo vặn núm chỉnh 0ΩADJ để kim chỉ ở điểm 0 động.
Bước 4: Đo điện trở lại một lần nữa, kết quả lần này là chính xác.
Bước 5: Tính kết quả đo được theo công thức: R = A x B
Trong đó:
R - Giá trị thực của điện trở
A - Là số chỉ của kim trên cung chia độ
B - Là thang đo
Sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim đo điện trở
Chú ý:
+ Trước khi đo điện trở trong mạch hãy tắt nguồn trước. Không bao giờ được đo điện trở trong mạch đang được cấp điện.
+ Không để đồng hồ ở thang đo điện trở mà đo điện áp và dòng điện - đồng hồ sẽ hỏng ngay lập tức.
+ Khi đo điện trở nhỏ (cỡ <10Ω) cần để cho que đo và chân điện trở tiếp xúc tốt nếu không kết quả không chính xác.
+ Khi đo điện trở lớn (cỡ > 10kΩ), tay không được tiếp xúc đồng thời vào cả 2 que đo, vì nếu tiếp xúc như vậy điện trở của người sẽ mắc song song với điện trở cần đo làm giảm kết quả đo.
Kết luận
Vậy là chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu tổng quan về đồng hồ vạn năng hiển thị kim và cách sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để đo dòng điện và đo điện trở. Đồng hồ vạn năng hiển thị kim có nhiều chức năng mà bài viết đã quá dài rồi do đó bài viết này Vietnic tạm ngừng tại đây. Phần tiếp theo Vietnic sẽ tiếp tục hướng dẫn các bạn cách sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để đo điện áp, đo chỉ số Li và Lv, đo hệ số hFE, đo dòng rò của transistor ICEO, đo dB với tín hiệu ra tần số thấp, đo tín hiệu ra có tần số thấp. Để mua đồng hồ vạn năng và các linh kiện điện tử chính hãng, chất lượng với giá hợp lý thì nhanh tay liên hệ ngay đến chúng tôi nhé !
Cửa hàng linh kiện điện tử Vietnic chuyên cung cấp các loại đồng hồ vạn năng, các linh kiện điện tử chính hãng và cung cấp LED quảng cáo tại Đà Nẵng hân hạnh được đồng hành cùng thành công của bạn! Nếu có bất cứ thắc mắc nào vui lòng comment bên dưới để được hỗ trợ tư vấn một cách nhanh chóng
Đồng hồ kim YX-360tr
Đồng hồ vạn năng hiển thị kim là loại đồng hồ ra đời khá sớm, chiếm ưu thế thị phần ngày trước với mức giá bán ra thấp. Tuy nhiên, hiện nay nó đã dần được thay thế bởi đồng hồ vạn năng điện tử. Nhưng trong việc sửa chữa điện tử nói chung và sửa chữa điện tử công nghiệp tại Đà Nẵng nói riêng, đồng hồ vạn năng hiển thị kim là một thiết bị không thể thiếu được.
Thông số kết quả mà ta đo được sẽ được thể hiện qua kim chỉ trên màn hình một thước có hình cung. Nó có thể không cần thông qua nguồn điện nuôi khi được ứng dụng cơ học trực tiếp trong một hình thức cân đo cường độ dòng điện cũng như lượng hiệu điện thế.
Cấu tạo của đồng hồ vạn năng hiển thị kim
Cấu tạo bên ngoài của đồng hồ vạn năng hiển thị kim
Một đồng hồ vạn năng hiển thị kim bao gồm các bộ phận bên ngoài như sau:
1 - Kim chỉ thị
2 - Vít điều chỉnh điểm 0 tĩnh
3 - Đầu đo điện áp thuần xoay chiều
4 - Đầu đo dương (+), hoặc P (Bán dẫn dương)
5 - Đầu đo chung (Com), hoặc N (Bán dẫn âm)
6 - Vỏ trước
7 - Mặt chỉ thị
8 - Mặt kính
9 - Vỏ sau
10 - Nút điều chỉnh 0Ω (0Ω ADJ)
11 - Chuyển mạch chọn thang đo
12 - Đầu đo dòng điện xoay chiều 15A
Một số ký hiệu sử dụng trên đồng hồ vạn năng hiển thị kim
Khi sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim bạn cần lưu ý một số kí hiệu như:
Nội trở của đồng hồ: 20 KΩ /VDC 9KΩ/VDC
Kí hiệu đo cả dòng xoay chiều và một chiều
Phương đặt đồng hồ:
┌┐ hoặc →: Phương đặt nằm ngang
┴ hoặc ↑: Phương đặt thẳng đứng
Ð : Phương đặt xiên góc (thường là 450)
Điện áp thử cách điện: 5 KV
Bảo vệ bằng cầu chì và diode
DC.V (Direct Current Voltage): Thang đo điện áp một chiều.
AC.V (Alternating Current Voltage): Thang đo điện áp xoay chiều.
DC.A (Direct Current Ampe): Thang đo dòng điện một chiều.
AC.A (Alternating Current Ampe): Thang đo dòng điện xoay chiều
Ω: Thang đo điện trở
0Ω ADJ (0Ω Adjust): Chỉnh không ôm (chỉnh điểm không động)
COM (Common): Đầu chung, cắm que đo màu đen
+ : Đầu đo dương
OUTPUT cắm que đo màu đỏ trong trường hợp đo điện áp thuần xoay chiều
AC15A cắm que đo màu đỏ trong trường hợp đo dòng xoay chiều lớn cỡ A
Tìm hiểu về cung chia độ của đồng hồ vạn năng hiển thị kim
Các cung chia độ trên mặt đồng hồ Kyoritsu KEW 1109S
Trong đó:
A - Cung chia thang đo điện trở Ω : Dùng để đọc giá trị khi sử dụng thang đo điện trở. Cung chia độ thang đo Ω có giá trị lớn nhất bên trái và nhỏ nhất bên phải (ngược lại với tất cả các cung còn lại).
B - Mặt gương: Dùng để giảm thiểu sai số khi đọc kết quả, khi đọc kết quả hướng nhìn phải vuông góc với mặt gương – tức là kim chỉ thị phải che khuất bóng của nó trong gương.
C - Cung chia độ thang đo điện áp: Dùng để đọc giá trị khi đo điện áp một chiều và khi đo điện áp xoay chiều 50V trở lên. Cung này có 3 vạch chia độ là: 250V; 50V; 10V.
D - Cung chia độ điện áp xoay chiều dưới 10V: Trong trường hợp đo điện áp xoay chiều thấp không đọc giá trị trong cung C được. Vì thang đo điện áp xoay chiều dùng diode bán dẫn chỉnh lưu nên có sụt áp trên diode sẽ gây ra sai số.
E - Cung chia độ dòng điện xoay chiều tới 15A.
F - Cung chia độ đo hệ số khuếch đại dòng 1 chiều của transistor - hfe
G,H - Cung chia độ kiểm tra dòng điện và điện áp của tải đầu cuối.
I - Cung chia độ thang đo kiểm tra dB: Dùng để đo đầu ra tín hiệu tần số thấp hoặc âm tần đối với mạch xoay chiều. Thang đo này sử dụng để độ khuếch đại và độ suy giảm bởi tỷ số giữa đầu vào và đầu ra mạch khuếch đại và truyền đạt tín hiệu theo đơn vị đề xi ben.
*Cách đọc giá trị trên các cung chia độ của đồng hồ vạn năng hiển thị kim
Đồng hồ vạn năng hiển thị kim có rất nhiều thang đo, mà mặt hiển thị có kích thước giới hạn, không thể ghi tất cả các cung chia độ cho mỗi thang đo. Chính vì vậy, khi đo chúng ta phải đọc giá trị của các cung chia độ cơ bản sau đó nhân (hoặc cộng) với hệ số mở rộng thang đo theo bảng sau:
Bảng giá trị trên cung chia độ với mỗi thang đo
Chức năng của đồng hồ vạn năng hiển thị kim
Đồng hồ vạn năng loại này thường chỉ được dùng trong việc đo các đại lượng liên quan đến điện học quan trọng như đo cường độ dòng điện, đo mức hiệu điện thế và tốc độ điện trở. Cụ thể:
+ Đo điện áp: AC, DC
+ Đo dòng điện: DC(mA,uA), AC(mA, uA), DC(A), AC(A)
+ Đo điện trở: Đo thông mạch, kiểm tra Diode, LED
+ Đo tụ điện: tụ hóa, tụ gốm,..
+ Đo dB: đo tín hiệu đầu ra với tần số thấp
+ Li: đo dòng rò của transistor
+ Hv: đo điện áp cao áp DC ( sử dụng que đo cao áp)
+ hFe: đo hệ số khuếch đại transistor
Vậy là chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu những điều cơ bản về đồng hồ vạn năng hiển thị kim. Bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem cách sử dụng loại đồng hồ vạn năng này như thế nào nhé!
Cách sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim
Như đã chia sẻ ở trên đồng hồ vạn năng được dùng chủ yếu để kiểm tra, đo lường dòng điện và kiểm tra các linh kiện bán dẫn (đi-ốt, transistor, MOSFET…) còn hoạt động hay không cũng như kiểm tra hư hỏng của các linh kiện điện tử. Tùy theo mục đích sử dụng mà cách dùng đồng hồ vạn năng kim cũng khác nhau.
Sau đây, cửa hàng linh kiện điện tử Vietnic sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim trong từng trường hợp cụ thể:
Sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để đo dòng điện
Chúng ta có thể sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để đo thông số của dòng điện một chiều (DC)và dòng điện xoay chiều (AC). Cách đo như sau:
*Đối với dòng điện một chiều
Bước 1: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+).
Bước 2: Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang DC.A - 250mA.
Bước 3: Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.
Bước 4: Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực dương (+) và que đo màu đen về phía cực âm (-) theo chiều dòng điện trong mạch thí nghiệm. Mắc đồng hồ nối tiếp với mạch thí nghiệm
Bước 5: Bật điện cho mạch thí nghiệm.
Bước 6: Đọc kết quả đo
+ Khi kết quả đọc được nhỏ hơn 25mA, đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 25mA để được kết quả chính xác hơn.
+ Tương tự, khi kết quả nhỏ hơn 2,5mA thì đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 2,5mA.
Tức là bắt đầu từ thang lớn nhất, sau đó giảm dần thang đo đến khi chọn được thang lớn hơn nhưng gần nhất với giá trị dòng điện cần đo.
Bước 7: Tính giá trị thực của dòng điện theo công thức: I=A x (B/C)
Trong đó:
I - Giá trị thực của dòng điện
A - Là số chỉ của kim trên cung chia độ
B - Là thang đo
C - Là giá trị MAX trên cung chia độ
Tỷ lệ B/C là hệ số mở rộng (Xem ở bảng giá trị trên cung chia độ với mỗi thang đo)
Tính giá trị dòng điện 1 chiều
Chú ý: Các bạn lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để đo dòng điện một chiều:
+ Phạm vi đo được của đồng hồ lớn nhất là 250mA.
+ Các đầu đo của đồng hồ phải được kết nối chắc chắn với mạch điện cần đo. Nếu kết nối chập chờn có thể phát sinh những xung điện gây nguy hiểm cho mạch hoặc đồng hồ đo.
+ Không bao giờ thực hiện đo điện áp với các thang đo dòng điện. Các cầu chì có thể bị nổ hoặc hỏng đồng hồ.
+ Khi có điện áp cao hơn 250V được đặt vào thang đo dòng điện, cầu chì có thể không bảo vệ được mạch điện bên trong, nhiều linh kiện sẽ bị hỏng.
*Đối với dòng điện xoay chiều
Bước 1: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu AC – 15A
Bước 2: Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang AC – 15A.
Bước 3: Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.
Bước 4: Kết nối 2 que đo của đồng hồ về phía 2 điểm cần đo dòng điện của mạch thí nghiệm (Mắc nối tiếp).
Bước 5: Bật điện cho mạch thí nghiệm.
Bước 6: Đọc kết quả đo và tính giá trị dòng điện
Đọc giá trị trên cung chia độ E15, tính giá trị giống trường hợp đo điện áp 1 chiều. Tức là giá trị thực bằng số chỉ của kim trên cung chia độ nhân với thang đo và chia cho giá trị MAX trên cung chia độ đó.
Tính giá trị dòng điện xoay chiều
Chú ý:
+ Phạm vi đo được dòng điện xoay chiều lên đến 15A.
+ Thang đo này không có cầu chì bảo vệ nên nếu nhầm lẫn sẽ gây hư hỏng nghiêm trọng.
+ Không dùng thang đo dòng điện xoay chiều để đo điện áp.
Sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để đo điện trở
Chúng ta có thể sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để xác định giá trị điện trở của linh kiện ( thông thường dưới 20M Ohm). Cách đo như sau:
Bước 1: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
Bước 2: Đặt 2 que đo vào 2 đầu điện trở (Đo song song). Chọn thang đo sao cho khi đo điện trở cần xác định, độ lệch của kim ở khoảng ½ thang đo.
Bước 3: Giữ nguyên thang đo này, bỏ điện trở, chập que đo vặn núm chỉnh 0ΩADJ để kim chỉ ở điểm 0 động.
Bước 4: Đo điện trở lại một lần nữa, kết quả lần này là chính xác.
Bước 5: Tính kết quả đo được theo công thức: R = A x B
Trong đó:
R - Giá trị thực của điện trở
A - Là số chỉ của kim trên cung chia độ
B - Là thang đo
Sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim đo điện trở
Chú ý:
+ Trước khi đo điện trở trong mạch hãy tắt nguồn trước. Không bao giờ được đo điện trở trong mạch đang được cấp điện.
+ Không để đồng hồ ở thang đo điện trở mà đo điện áp và dòng điện - đồng hồ sẽ hỏng ngay lập tức.
+ Khi đo điện trở nhỏ (cỡ <10Ω) cần để cho que đo và chân điện trở tiếp xúc tốt nếu không kết quả không chính xác.
+ Khi đo điện trở lớn (cỡ > 10kΩ), tay không được tiếp xúc đồng thời vào cả 2 que đo, vì nếu tiếp xúc như vậy điện trở của người sẽ mắc song song với điện trở cần đo làm giảm kết quả đo.
Kết luận
Vậy là chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu tổng quan về đồng hồ vạn năng hiển thị kim và cách sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để đo dòng điện và đo điện trở. Đồng hồ vạn năng hiển thị kim có nhiều chức năng mà bài viết đã quá dài rồi do đó bài viết này Vietnic tạm ngừng tại đây. Phần tiếp theo Vietnic sẽ tiếp tục hướng dẫn các bạn cách sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim để đo điện áp, đo chỉ số Li và Lv, đo hệ số hFE, đo dòng rò của transistor ICEO, đo dB với tín hiệu ra tần số thấp, đo tín hiệu ra có tần số thấp. Để mua đồng hồ vạn năng và các linh kiện điện tử chính hãng, chất lượng với giá hợp lý thì nhanh tay liên hệ ngay đến chúng tôi nhé !
Cửa hàng linh kiện điện tử Vietnic chuyên cung cấp các loại đồng hồ vạn năng, các linh kiện điện tử chính hãng và cung cấp LED quảng cáo tại Đà Nẵng hân hạnh được đồng hành cùng thành công của bạn! Nếu có bất cứ thắc mắc nào vui lòng comment bên dưới để được hỗ trợ tư vấn một cách nhanh chóng