Một thiết kế nhà kho hiệu quả sẽ giúp quy trình sản xuất, vận hành của doanh nghiệp trở nên thuận lợi hơn, đồng thời góp phần giảm thiểu chi phí và nâng cao năng suất lao động.
Tùy vào nhu cầu sử dụng mà giải pháp thiết kế nhà kho sẽ có sự thay đổi, phổ biến nhất là 3 kiểu bố trí kho hàng hình chữ U, chữ I và chữ L.
1. Thiết kế nhà kho hình chữ U
Trong bố cục thiết kế nhà kho hình chữ U, các kệ hàng sẽ được sắp xếp theo hình bán nguyệt với khu vực kho chứa chính nằm ngang, khu vực vận chuyển và xếp dỡ được đặt song song nhau. Với thiết kế này, doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian vận chuyển nội bộ, tránh trường hợp dòng hàng hóa tắc nghẽn và tối ưu hóa không gian sử dụng.
Cách thiết kế nhà kho hình chữ U được sử dụng khá phổ biến
2. Thiết kế nhà kho hình chữ I
Cách thiết kế nhà kho hình chữ I được nhiều doanh nghiệp, tập đoàn quy mô lớn ưu tiên lựa chọn nhờ bố trí tận dụng hết chiều dài kho hàng với quy trình đầu vào và đầu ra xuyên suốt theo một đường thẳng. Tính theo thứ tự vận hành, hàng hóa sau khi tiếp nhận tại khu vực xếp dỡ sẽ được phân loại và đưa lên kệ tại khu vực kho, cuối cùng là đóng gói vận chuyển đi.
3. Thiết kế nhà kho hình chữ L
Theo nguyên tắc thiết kế nhà kho hình chữ L, khu vực chứa hàng sẽ nằm dồn tại góc 90 độ tạo ra không gian rộng thoáng dành cho các khu vực còn lại. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tận dụng không gian trống để bố trí kết hợp phòng trưng bày, văn phòng làm việc hoặc quản lý kho bãi.
Song song đó, doanh nghiệp cần phải áp dụng các nguyên tắc sắp xếp và lưu trữ hàng hóa như FIFO (Hàng nhập trước xuất trước), LIFO (Hàng nhập sau, xuất trước), FEFO (Hàng cận date xuất trước), FEFO (Hàng cuối cùng xuất trước) v.v...
Tùy vào nhu cầu sử dụng mà giải pháp thiết kế nhà kho sẽ có sự thay đổi, phổ biến nhất là 3 kiểu bố trí kho hàng hình chữ U, chữ I và chữ L.
1. Thiết kế nhà kho hình chữ U
Trong bố cục thiết kế nhà kho hình chữ U, các kệ hàng sẽ được sắp xếp theo hình bán nguyệt với khu vực kho chứa chính nằm ngang, khu vực vận chuyển và xếp dỡ được đặt song song nhau. Với thiết kế này, doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian vận chuyển nội bộ, tránh trường hợp dòng hàng hóa tắc nghẽn và tối ưu hóa không gian sử dụng.
Cách thiết kế nhà kho hình chữ U được sử dụng khá phổ biến
2. Thiết kế nhà kho hình chữ I
Cách thiết kế nhà kho hình chữ I được nhiều doanh nghiệp, tập đoàn quy mô lớn ưu tiên lựa chọn nhờ bố trí tận dụng hết chiều dài kho hàng với quy trình đầu vào và đầu ra xuyên suốt theo một đường thẳng. Tính theo thứ tự vận hành, hàng hóa sau khi tiếp nhận tại khu vực xếp dỡ sẽ được phân loại và đưa lên kệ tại khu vực kho, cuối cùng là đóng gói vận chuyển đi.
3. Thiết kế nhà kho hình chữ L
Theo nguyên tắc thiết kế nhà kho hình chữ L, khu vực chứa hàng sẽ nằm dồn tại góc 90 độ tạo ra không gian rộng thoáng dành cho các khu vực còn lại. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tận dụng không gian trống để bố trí kết hợp phòng trưng bày, văn phòng làm việc hoặc quản lý kho bãi.
Song song đó, doanh nghiệp cần phải áp dụng các nguyên tắc sắp xếp và lưu trữ hàng hóa như FIFO (Hàng nhập trước xuất trước), LIFO (Hàng nhập sau, xuất trước), FEFO (Hàng cận date xuất trước), FEFO (Hàng cuối cùng xuất trước) v.v...