P
pharmacy
Guest
Các mẹo chữa nhiệt miệng nhanh nhất tại nhà
Nhiệt miệng là một trong nhiều bệnh lý khá phổ biến về răng miệng. Mặc dù không gây ra nguy hiểm, thế nhưng những nốt nhiệt này có thể sẽ khiến bạn cảm thấy đau, khó chịu, thậm chí là gặp khó khăn trong việc ăn uống. Trên thực tế, có rất nhiều cách để khắc phục tình trạng này, giúp bạn thoát khỏi những nốt nhiệt đầy ám ảnh
Cách trị nhiệt miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối có thể sẽ làm bạn hơi đau rát nhưng nó lại giúp vết nhiệt nhanh khô hơn. Bạn có thể áp dụng cách chữa nhiệt miệng đơn giản với nước muối theo hướng dẫn sau đây:
Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất bằng sữa chua
Đôi khi tình trạng nhiệt miệng có thể do vi khuẩn HP hoặc bệnh viêm ruột gây ra. Vì thế, nếu bạn đẩy lùi được vi khuẩn này cùng tình trạng viêm ruột thì chắc chắn hiện tượng nhiệt miệng cũng sẽ không còn.
Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, các men vi sinh sống như lactobacillus có trong sữa chua có tác dụng giúp tiêu diệt khuẩn HP, đồng thời điều trị một số loại bệnh viêm ruột. Vậy nên, nếu tình trạng nhiệt miệng là do vi khuẩn HP thì bạn nên bổ sung sữa chua vào khẩu phần dinh dưỡng trong vài ngày nhé. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung ít nhất 245 gam sữa chua mỗi ngày để ngăn ngừa hiện tượng nhiệt miệng tái phát.
Cách chữa nhiệt miệng tại nhà bằng mật ong
Mật ong có khả năng chống viêm và kháng khuẩn cực kỳ tốt. Trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2014, các nhà khoa học đã chứng minh được mật ong có hiệu quả trong việc làm vết nhiệt miệng bớt sưng đỏ và đau rát. Bên cạnh đó, mật ong cũng có công dụng ngăn ngừa những nhiễm trùng thứ cấp.
Để chữa nhiệt miệng hiệu quả bằng mật ong, bạn có thể thoa trực tiếp mật ong lên nốt nhiệt 4 lần mỗi ngày nhé.
Chữa nhiệt miệng bằng baking soda
Baking soda có tác dụng giúp cân bằng độ pH và làm giảm viêm loét nhanh chóng. Bạn có thể tận dụng loại nguyên liệu quen thuộc này để loại bỏ những vết nhiệt khó chịu theo các bước sau đây:
Cách trị nhiệt miệng bằng trà hoa cúc
Trà hoa cúc có chứa 2 hợp chất có khả năng chống viêm và sát trùng rất tốt đó chính là azulene và levomenol. Bạn có thể súc miệng bằng trà hoa cúc mới pha khoảng 3 - 4 lần mỗi ngày hoặc dùng bông hoa cúc trong túi trà (sau khi đã pha với nước ấm) đắp lên nốt nhiệt trong vài phút để làm dịu vết thương nhé.
Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất tại nhà bằng oxy già
Sử dụng oxy già cũng là một cách chữa nhiệt miệng khá hiệu quả mà nhiều người thường áp dụng. Oxy già sẽ giúp vết loét trong miệng nhanh lành hơn, đồng thời làm sạch và giảm vi khuẩn trong khoang miệng.
Bạn có thể áp dụng cách chữa nhiệt miệng này như sau:
Lưu ý khi chữa nhiệt miệng tại nhà
Một vài lưu ý sau đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tự chữa nhiệt miệng tại nhà:
Nhiệt miệng là một trong nhiều bệnh lý khá phổ biến về răng miệng. Mặc dù không gây ra nguy hiểm, thế nhưng những nốt nhiệt này có thể sẽ khiến bạn cảm thấy đau, khó chịu, thậm chí là gặp khó khăn trong việc ăn uống. Trên thực tế, có rất nhiều cách để khắc phục tình trạng này, giúp bạn thoát khỏi những nốt nhiệt đầy ám ảnh
Cách trị nhiệt miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối có thể sẽ làm bạn hơi đau rát nhưng nó lại giúp vết nhiệt nhanh khô hơn. Bạn có thể áp dụng cách chữa nhiệt miệng đơn giản với nước muối theo hướng dẫn sau đây:
- Bước 1: Bạn hòa tan khoảng 5 gam muối trắng cùng 230ml nước ấm.
- Bước 2: Súc miệng bằng dung dịch nước muối này khoảng 15 - 30 giây rồi nhổ bỏ.
Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất bằng sữa chua
Đôi khi tình trạng nhiệt miệng có thể do vi khuẩn HP hoặc bệnh viêm ruột gây ra. Vì thế, nếu bạn đẩy lùi được vi khuẩn này cùng tình trạng viêm ruột thì chắc chắn hiện tượng nhiệt miệng cũng sẽ không còn.
Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, các men vi sinh sống như lactobacillus có trong sữa chua có tác dụng giúp tiêu diệt khuẩn HP, đồng thời điều trị một số loại bệnh viêm ruột. Vậy nên, nếu tình trạng nhiệt miệng là do vi khuẩn HP thì bạn nên bổ sung sữa chua vào khẩu phần dinh dưỡng trong vài ngày nhé. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung ít nhất 245 gam sữa chua mỗi ngày để ngăn ngừa hiện tượng nhiệt miệng tái phát.
Cách chữa nhiệt miệng tại nhà bằng mật ong
Mật ong có khả năng chống viêm và kháng khuẩn cực kỳ tốt. Trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2014, các nhà khoa học đã chứng minh được mật ong có hiệu quả trong việc làm vết nhiệt miệng bớt sưng đỏ và đau rát. Bên cạnh đó, mật ong cũng có công dụng ngăn ngừa những nhiễm trùng thứ cấp.
Để chữa nhiệt miệng hiệu quả bằng mật ong, bạn có thể thoa trực tiếp mật ong lên nốt nhiệt 4 lần mỗi ngày nhé.
Chữa nhiệt miệng bằng baking soda
Baking soda có tác dụng giúp cân bằng độ pH và làm giảm viêm loét nhanh chóng. Bạn có thể tận dụng loại nguyên liệu quen thuộc này để loại bỏ những vết nhiệt khó chịu theo các bước sau đây:
- Bước 1: Bạn hòa tan 5 gam baking soda vào 200ml nước ấm.
- Bước 2: Súc miệng với dung dịch này trong khoảng 15 - 20 giây.
Cách trị nhiệt miệng bằng trà hoa cúc
Trà hoa cúc có chứa 2 hợp chất có khả năng chống viêm và sát trùng rất tốt đó chính là azulene và levomenol. Bạn có thể súc miệng bằng trà hoa cúc mới pha khoảng 3 - 4 lần mỗi ngày hoặc dùng bông hoa cúc trong túi trà (sau khi đã pha với nước ấm) đắp lên nốt nhiệt trong vài phút để làm dịu vết thương nhé.
Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất tại nhà bằng oxy già
Sử dụng oxy già cũng là một cách chữa nhiệt miệng khá hiệu quả mà nhiều người thường áp dụng. Oxy già sẽ giúp vết loét trong miệng nhanh lành hơn, đồng thời làm sạch và giảm vi khuẩn trong khoang miệng.
Bạn có thể áp dụng cách chữa nhiệt miệng này như sau:
- Bước 1: Pha loãng dung dịch oxy già 3% với lượng nước tương ứng.
- Bước 2: Dùng tăm bông hay bông gòn để thấm dung dịch, sau đó thoa trực tiếp lên vết loét vài lần mỗi ngày.
Lưu ý khi chữa nhiệt miệng tại nhà
Một vài lưu ý sau đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tự chữa nhiệt miệng tại nhà:
- Bạn nên tránh sử dụng các loại kem đánh răng và nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate, bởi đây là một chất có thể gây ra tình trạng nhiệt miệng và làm tái phát nhiệt miệng. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các loại kem đánh răng dược liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ví dụ như kém đánh răng dược liệu thái dương
- Bạn cũng nên chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách, không đánh răng quá mạnh, sử dụng bàn chải lông mềm hoặc bạn có thể sử dụng máy tăm nước để vệ sinh khoang miệng an toàn và hiệu quả nhất.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng hoặc các món nướng và rán vì chúng có thể khiến tình trạng nhiệt miệng trầm trọng hơn.
- Không phải vết loét nào trong miệng cũng là vết nhiệt miệng. Vì thế, nếu vết loét không có dấu hiệu phục hồi sau hơn 3 tuần hoặc có nhiều biểu hiện bất thường thì bạn nên đi khám để loại trừ khả năng mắc một số bệnh nghiêm trọng khác, ví dụ như ung thư...