lacvietintech
Cấp Nhôm
Nhiều chị em gặp tình trạng kinh nguyệt không đều có khi là 2-3 tháng mới có kinh. Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn ở nữ giới.
Rối loạn rụng trứng gây vô sinh
2-3 tháng có kinh một lần, vợ trẻ bàng hoàng khi bị chẩn đoán hiếm muộn - 1
Đã lập gia đình hơn một năm, chị M.T.T., 26 tuổi, sống tại Gia Lâm, Hà Nội vẫn chưa có con. Chị T. chia sẻ, 2 năm nay kinh nguyệt của chị không đều, cứ 2-3 tháng mới có kinh một lần.
Tuy nhiên, cơ thể không cảm thấy đau hay dấu hiệu của bệnh tật nên chị không đi khám, cứ nghĩ rằng mình có kinh thì sẽ có cơ hội có con bình thường. Tuy nhiên, sau hơn một năm kết hôn vẫn chưa có thai, bố mẹ 2 bên đều sốt ruột nên chị quyết định đi khám.
Trực tiếp thăm khám cho chị T., ThS.BS Phan Chí Thành - Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương kết luận: "Bệnh nhân bị hiếm muộn do rối loạn rụng trứng".
Vì sao kinh nguyệt không đều lại khó có con?
2-3 tháng có kinh một lần, vợ trẻ bàng hoàng khi bị chẩn đoán hiếm muộn - 2
BS Thành cho biết, chu kỳ kinh nguyệt là tấm gương phản chiếu sức khỏe sinh sản và tương lai sinh sản của người phụ nữ. Người bình thường mỗi tháng sẽ có một chu kỳ kinh, đồng nghĩa mỗi tháng sẽ có một quả trứng chín rồi rụng. Như vậy một năm, những người phụ nữ sức khỏe sinh sản tốt, kinh nguyệt đều sẽ có 10 - 12 quả trứng chín.
"Ngược lại những chị em mắc chứng rối loạn rụng trứng, 2-3 tháng, thậm chí là 6 tháng mới có kinh một lần. Có nghĩa là một năm họ có số lượng trứng chín ít đi, chỉ từ 2 - 6 quả trứng chín/năm. Khi đó, khả năng mang thai ở những bệnh nhân có rối loạn rụng trứng cũng thấp hơn rất nhiều lần. Nếu để tự nhiên có thể phải mất nhiều năm mới có được cơ hội thụ thai do số lượng trứng chín quá ít", Bs Thành phân tích.
Mặt khác, ngoài vấn đề số lượng trứng chín ít, vấn đề chất lượng trứng cũng vô cùng quan trọng. Ở những bệnh nhân buồng trứng đa nang, rối loạn rụng trứng, tỷ lệ noãn và trứng bất thường cao hơn hẳn so với chị em phụ nữ khỏe mạnh.
Ngay cả khi làm thụ tinh ống nghiệm thì tỷ lệ phôi bất thường cũng cao hơn.
BS Thành chia sẻ thêm: "Khi có rối loạn rụng trứng thì chất lượng của nang hoàng thể ("bát canh" dinh dưỡng để nuôi phôi thai sau khi trứng rụng) cũng kém hơn so với bình thường. Do đó, tiết ra được ít nội tiết tố để nuôi dưỡng phôi thai hơn. Những nguyên nhân trên khiến chị em kinh nguyệt không đều thường chậm con, khó mang thai, nếu có đậu thai thì nguy cơ sảy, lưu thai và thai nhi bất thường cao hơn.
Nguyên nhân của chứng rối loạn rụng trứng
Rối loạn rụng trứng là hiện tượng noãn không được phóng ra theo chu kỳ nhất định, rụng không đều đặn từ đó gây ra rối loạn kinh nguyệt. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh nữ.
Theo BS Thành, có 3 nguyên nhân dẫn đến căn bệnh rối loạn rụng trứng:
- Tại não bộ: Vùng dưới đồi, tuyến yên là cơ quan tiết ra các chất nội tiết kiểm soát việc kích thích nang trứng phát triển và chín rụng. Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới việc sản xuất các chất hormon kích thích nang trứng phát triển ở vùng này như: các bệnh lý u tuyến yên, các tổn thương ở vùng dưới đồi. Bên cạnh đó các vấn đề tâm lý như căng thẳng, trầm cảm đều gây ức chế vùng não bộ làm ảnh hưởng đến trứng rụng.
- Tại buồng trứng: Cơ quan sản xuất nang trứng dưới tác động của các hormon kích trứng trong não bộ từ vùng dưới đồi, tuyến yên. Do đó, mọi vấn đề ở buồng trứng từ việc có quá nhiều nang trứng (bệnh lý buồng trứng đa nang), cho đến có quá ít nang trứng (bệnh lý suy buồng trứng sớm) đều có thể là nguyên nhân của vô sinh hiếm muộn.
- Quá trình kích thích nang trứng phát triển chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các bệnh lý toàn thân. Các bệnh như rối loạn chuyển hóa, béo phì, tiểu đường, rối loạn mỡ máu… đều ảnh hưởng mạnh đến số lượng và chất lượng nang trứng.
"Chu kỳ kinh nguyệt là tấm gương phản chiếu sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Do đó khi chị em có bất thường về chu kỳ kinh nguyệt thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm, để phát hiện và điều trị các vấn đề sinh sản, cũng như dự phòng cho các bệnh lý toàn thân khác", BS Thành khuyến cáo
Rối loạn rụng trứng gây vô sinh
2-3 tháng có kinh một lần, vợ trẻ bàng hoàng khi bị chẩn đoán hiếm muộn - 1
Đã lập gia đình hơn một năm, chị M.T.T., 26 tuổi, sống tại Gia Lâm, Hà Nội vẫn chưa có con. Chị T. chia sẻ, 2 năm nay kinh nguyệt của chị không đều, cứ 2-3 tháng mới có kinh một lần.
Tuy nhiên, cơ thể không cảm thấy đau hay dấu hiệu của bệnh tật nên chị không đi khám, cứ nghĩ rằng mình có kinh thì sẽ có cơ hội có con bình thường. Tuy nhiên, sau hơn một năm kết hôn vẫn chưa có thai, bố mẹ 2 bên đều sốt ruột nên chị quyết định đi khám.
Trực tiếp thăm khám cho chị T., ThS.BS Phan Chí Thành - Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương kết luận: "Bệnh nhân bị hiếm muộn do rối loạn rụng trứng".
Vì sao kinh nguyệt không đều lại khó có con?
2-3 tháng có kinh một lần, vợ trẻ bàng hoàng khi bị chẩn đoán hiếm muộn - 2
BS Thành cho biết, chu kỳ kinh nguyệt là tấm gương phản chiếu sức khỏe sinh sản và tương lai sinh sản của người phụ nữ. Người bình thường mỗi tháng sẽ có một chu kỳ kinh, đồng nghĩa mỗi tháng sẽ có một quả trứng chín rồi rụng. Như vậy một năm, những người phụ nữ sức khỏe sinh sản tốt, kinh nguyệt đều sẽ có 10 - 12 quả trứng chín.
"Ngược lại những chị em mắc chứng rối loạn rụng trứng, 2-3 tháng, thậm chí là 6 tháng mới có kinh một lần. Có nghĩa là một năm họ có số lượng trứng chín ít đi, chỉ từ 2 - 6 quả trứng chín/năm. Khi đó, khả năng mang thai ở những bệnh nhân có rối loạn rụng trứng cũng thấp hơn rất nhiều lần. Nếu để tự nhiên có thể phải mất nhiều năm mới có được cơ hội thụ thai do số lượng trứng chín quá ít", Bs Thành phân tích.
Mặt khác, ngoài vấn đề số lượng trứng chín ít, vấn đề chất lượng trứng cũng vô cùng quan trọng. Ở những bệnh nhân buồng trứng đa nang, rối loạn rụng trứng, tỷ lệ noãn và trứng bất thường cao hơn hẳn so với chị em phụ nữ khỏe mạnh.
Ngay cả khi làm thụ tinh ống nghiệm thì tỷ lệ phôi bất thường cũng cao hơn.
BS Thành chia sẻ thêm: "Khi có rối loạn rụng trứng thì chất lượng của nang hoàng thể ("bát canh" dinh dưỡng để nuôi phôi thai sau khi trứng rụng) cũng kém hơn so với bình thường. Do đó, tiết ra được ít nội tiết tố để nuôi dưỡng phôi thai hơn. Những nguyên nhân trên khiến chị em kinh nguyệt không đều thường chậm con, khó mang thai, nếu có đậu thai thì nguy cơ sảy, lưu thai và thai nhi bất thường cao hơn.
Nguyên nhân của chứng rối loạn rụng trứng
Rối loạn rụng trứng là hiện tượng noãn không được phóng ra theo chu kỳ nhất định, rụng không đều đặn từ đó gây ra rối loạn kinh nguyệt. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh nữ.
Theo BS Thành, có 3 nguyên nhân dẫn đến căn bệnh rối loạn rụng trứng:
- Tại não bộ: Vùng dưới đồi, tuyến yên là cơ quan tiết ra các chất nội tiết kiểm soát việc kích thích nang trứng phát triển và chín rụng. Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới việc sản xuất các chất hormon kích thích nang trứng phát triển ở vùng này như: các bệnh lý u tuyến yên, các tổn thương ở vùng dưới đồi. Bên cạnh đó các vấn đề tâm lý như căng thẳng, trầm cảm đều gây ức chế vùng não bộ làm ảnh hưởng đến trứng rụng.
- Tại buồng trứng: Cơ quan sản xuất nang trứng dưới tác động của các hormon kích trứng trong não bộ từ vùng dưới đồi, tuyến yên. Do đó, mọi vấn đề ở buồng trứng từ việc có quá nhiều nang trứng (bệnh lý buồng trứng đa nang), cho đến có quá ít nang trứng (bệnh lý suy buồng trứng sớm) đều có thể là nguyên nhân của vô sinh hiếm muộn.
- Quá trình kích thích nang trứng phát triển chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các bệnh lý toàn thân. Các bệnh như rối loạn chuyển hóa, béo phì, tiểu đường, rối loạn mỡ máu… đều ảnh hưởng mạnh đến số lượng và chất lượng nang trứng.
"Chu kỳ kinh nguyệt là tấm gương phản chiếu sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Do đó khi chị em có bất thường về chu kỳ kinh nguyệt thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm, để phát hiện và điều trị các vấn đề sinh sản, cũng như dự phòng cho các bệnh lý toàn thân khác", BS Thành khuyến cáo